Tổng Kết Mô Hình Canh Tác Trên Đất Mới Khai Hoang

Sáng 19/9, UBND thị xã Mường Lay tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình canh tác thử nghiệm trên đất mới khai hoang, thuộc các bãi tưới thủy lợi Na Tung, bản Mớ và bản Đớ. Qua đánh giá, mô hình bước đầu đã mang lại nhiều tín hiệu khả quan.
Với tổng kinh phí gần 360 triệu đồng, tháng 5/2014, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã đã đưa vào trồng thử nghiệm 6ha, trong đó: 3ha lúa chịu hạn PT13 và 3ha trồng các loại cây họ đậu cải tạo đất (đậu mèo, đậu triều, đậu nho nhe). 201 hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc. Sau hơn 4 tháng đưa vào trồng thử nghiệm, đến nay diện tích trồng lúa chịu hạn đã cho thu hoạch với năng suất ước đạt 35 – 40 tạ/ha.
Đối với 3ha cây họ đậu hiện đang phát triển tốt, chịu được đất cằn, khô hạn và cho lượng sinh khối tương đối cao; một phần diện tích thuộc các bãi tưới Na Tung, bản Mo, một số hộ dân đã đưa cây ngô vào trồng thay thế và đang sinh trưởng, phát triển tốt. Đây là cơ sở để thị xã tiếp tục định hướng cho tổ chức và mở rộng sản xuất trong thời gian tới trên các bãi khai hoang, đồng thời cũng là tín hiệu khả quan giúp thị xã dần tháo gỡ bài toán giải quyết việc làm hậu tái định cư cho người dân trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Nếu không có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển ngành, trong đó giải quyết các vấn đề về hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thì rất khó để các nhà đầu tư rót vốn vào nông nghiệp.

Là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực nhưng suốt 9 tháng đầu năm nay, trị giá xuất khẩu cà phê, cao su lại không ngừng sụt giảm.

Hơn 2.000 tấn trà của các doanh nghiệp tại Lâm Đồng hiện đang tồn kho không thể xuất đi Đài Loan được khiến cho đầu ra của trà olong đang gặp nhiều khó khăn.

Với 45 triệu tấn lúa sản xuất mỗi năm, theo tính toán của một chuyên gia, chỉ tính riêng chiết xuất dầu và cám, Việt Nam đã có thể thu về 4.000 tỷ đồng/năm. Nhưng Việt Nam đang lãng phí nguồn thu này...