Tổng Giá Trị Sản Xuất Ngành Lâm Nghiệp Đạt 28,5 Tỷ Đồng

UBND huyện Nam Giang vừa tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2014 và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất nông nhiệp năm 2015.
Năm 2014, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Nam Giang tiếp tục đạt được nhiều kết quả. Diện tích gieo trồng đạt gần 6 nghìn ha; chăn nuôi tiếp tục duy trì và phát triển; tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện đạt 28,5 tỷ đồng; trồng mới 250,9 hecta rừng, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 56%...
Định hướng năm 2015, huyện Nam Giang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi; tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao; cũng như chú trọng phát triển chăn nuôi; tăng cường công tác giao đất, giao rừng cho nhân dân quản lý, bảo vệ đạt hiệu quả.
Dịp này, UBND huyện Nam Giang cũng đã trao giấy khen cho 7 tập thể và 7 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2014.
Nguồn bài viết: http://baoquangnam.com.vn/kinh-te/thoi-su-kinh-te/201412/nam-giang-tong-gia-tri-san-xuat-nganh-lam-nghiep-dat-285-ty-dong-568741/
Có thể bạn quan tâm

Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C)

Bộ NN-PTNT chính thức công nhận giống lúa Q.Nam 1 là giống cây trồng mới, phù hợp cho cả hai vụ sản xuất đông xuân, hè thu ở các địa phương khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, và được đưa vào cơ cấu giống của vụ hè thu 2012 tại Quảng Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết ngày 13.5.

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.

Nên sử dụng các loại phân bón chậm tan. Phân chậm tan sẽ làm giảm thất thoát do chậm tan hơn và chậm bốc hơi hơn. Bón phân urea chậm tan có thể tiết kiệm được 20 - 25% so với bón phân đạm thông thường

Hàng năm, cả nước vẫn phải nhập khẩu tới khoảng 2,6 triệu tấn, vì vậy giá phân bón trong nước hiện vẫn chịu tác động lớn từ giá phân bón thế giới