Tổng đàn bò của huyện Thanh Bình tăng thêm 1.600 con

Chỉ tính trong năm 2015, toàn huyện đã tăng thêm 1.600 con bò, nâng tổng đàn bò của huyện lên 5.000 con.
Tuy nhiên, do bò chủ yếu là nuôi vỗ béo với nguồn giống từ nhiều nơi, có lúc chưa đảm bảo chất lượng.
Để tháo gỡ khó khăn này, UBND huyện đã triển khai thực hiện Đề án chăn nuôi bò sinh sản chất lượng giai đoạn 2015 - 2017, tại 2 xã điểm Tân Bình và Bình Thành với 100 con.
Hiện tại bò đang phát triển tốt và một số bò mẹ đã sinh được bê con. Bên cạnh, các ngành chuyên môn huyện còn tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi bò.
Nhờ đó, nhiều hộ gia đình nghèo, khó khăn trong huyện đã vươn lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện qua từng năm.
Có thể bạn quan tâm

Hai tỉnh Bến Tre, Long An đều lập đoàn kiểm tra chuyên ngành để kiểm tra việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo trên địa bàn.

Trong vài năm gần đây, giá cà phê nhân, hồ tiêu tăng cao và ổn định kéo dài, nhất là hồ tiêu nên đã thu hút nông dân các dân tộc đổ xô vào mở rộng diện tích cà phê, hồ tiêu không theo quy hoạch làm cho diện tích hai loại cây này vượt xa so với quy hoạch đến năm 2020.

Năm nay dù đã gần cuối tháng 7 âm lịch, song mực nước ở các sông đầu nguồn vẫn còn khá thấp. Nước ít ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động đánh bắt thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm càng xanh mùa lũ của người dân vùng đầu nguồn.
KTNT - Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực liên tục sụt giảm. Điều đáng nói là, sự sụt giảm này không phải do nhu cầu thị trường không lớn mà là do chúng ta đang phải chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều thị trường khác. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu chúng ta không thay đổi thì việc thua ngay trên “sân nhà” sẽ không còn là nguy cơ.

Lo sợ rau quả và thực phẩm nhiễm bẩn, vợ chồng anh Chính, chị Thu ở phố Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) hơn 2 năm nay tự trồng rau, nuôi gà trên nóc nhà của gia đình mình.