Tổng cục Thủy sản Bộ NN&PTNT khảo sát đánh giá hiện trạng tôm lúa 2 huyện Phước Long và Hồng Dân

Đoàn cán bộ nghiên cứu Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT khảo sát tại huyện Phước Long.
Đoàn cán bộ nghiên cứu Tổng cục Thủy sản - Bộ NN& PTNT phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu vừa tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa tại địa bàn 2 huyện Phước Long và Hồng Dân.
Đoàn đã đến khảo sát và phỏng vấn trực tiếp với một số hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa.
Đồng thời, trao đổi thông tin với ngành chức năng, chính quyền địa phương về thực trạng thực hiện mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa trong những năm qua, kế hoạch và giải pháp phát triển trong thời gian tới, những tồn tại cần khắc phục, các kiến nghị với tỉnh, Bộ NN&PTNT và Chính phủ về thực hiện hiệu quả, bền vững mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa.
Mục đích của chuyến khảo sát thực tế nhằm thu thập thông tin, nghiên cứu đánh giá thực trạng mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa thời gian qua của nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng.
Trên cơ sở đó để làm cơ sở cho Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển sản xuất mô hình luân canh tôm - lúa bền vững vùng ĐBSCL, trong đó có tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu.
Có thể bạn quan tâm

Anh Lê Thanh Học người dân tộc Mường ở xóm Múc, xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn bắt đầu nuôi giun quế từ tháng 2-2014. Sau khi anh cùng các hội viên Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng xã Tam Thanh đến thăm trang trại nuôi giun quế ở Đông Anh - Hà Nội thì anh mới biết tới nghề nuôi giun này.

Qua kiểm tra, đánh giá giai đoạn 2005-2010 thành phố Việt Trì đã khuyến khích khôi phục, phát triển lại; huyện Phù Ninh lập dự án trồng hồng không hạt Gia Thanh. Giai đoạn 2012-2015 UBND tỉnh phê duyệt dự án trồng mới 30 ha hồng không hạt trên địa bàn huyện Phù Ninh, đến nay đã trồng được 13 ha.

Vụ mì vừa qua bà Mai cùng một số hộ nông dân khác ở Nghĩa Điền sử dụng giống mì NA1 để trồng trên đất mì cũ. So với giống mì KM94 mà nhiều hộ dân trồng trước đó, giống mì NA1 mới này cho năng suất bình quân lên đến 40 tấn/ha. Bà Mai cho biết thêm, so với thu nhập 7 triệu đồng/vụ mì từ giống KM94 thì khi chuyển sang trồng mì NA1, vụ mì năm 2014 thu nhập lên đến 12 triệu đồng/ha.

Nhiều xã khi còn thuộc huyện Sơn Tịnh đã được phê duyệt về “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”. Tuy nhiên mọi nguồn vốn đầu tư... vẫn còn trên giấy, dẫn đến khối lượng công việc không thể thực hiện được, ứ lại, dồn qua năm sau. “Đến khi sáp nhập vào TP.Quảng Ngãi, cấp trên yêu cầu phải thực hiện lại Đề án trong khi số tiền thuê tư vấn thực hiện đề án của những năm trước vẫn còn nợ”, ông Văn Nguyên - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Thiện bày tỏ.

Năm 2014 được đánh giá là năm thắng lợi của ngành nông nghiệp Quảng Ngãi. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt hơn 3.294 tỷ đồng, vượt kế hoạch và tăng 4,3% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực đạt 479.554 tấn, bằng 101,3% kế hoạch năm và tăng 2,3% so với năm 2013.