Tổng cục Thủy sản Bộ NN&PTNT khảo sát đánh giá hiện trạng tôm lúa 2 huyện Phước Long và Hồng Dân

Đoàn cán bộ nghiên cứu Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT khảo sát tại huyện Phước Long.
Đoàn cán bộ nghiên cứu Tổng cục Thủy sản - Bộ NN& PTNT phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu vừa tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa tại địa bàn 2 huyện Phước Long và Hồng Dân.
Đoàn đã đến khảo sát và phỏng vấn trực tiếp với một số hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa.
Đồng thời, trao đổi thông tin với ngành chức năng, chính quyền địa phương về thực trạng thực hiện mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa trong những năm qua, kế hoạch và giải pháp phát triển trong thời gian tới, những tồn tại cần khắc phục, các kiến nghị với tỉnh, Bộ NN&PTNT và Chính phủ về thực hiện hiệu quả, bền vững mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa.
Mục đích của chuyến khảo sát thực tế nhằm thu thập thông tin, nghiên cứu đánh giá thực trạng mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa thời gian qua của nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng.
Trên cơ sở đó để làm cơ sở cho Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển sản xuất mô hình luân canh tôm - lúa bền vững vùng ĐBSCL, trong đó có tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông quốc gia (NAEC) và Dự án Sáng kiến cúm gia cầm và đại dịch của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (APII/USAID) vừa công bố bộ tài liệu tập huấn dành cho các hộ chăn nuôi gia cầm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu (XK) 101.872 tấn tôm, trị giá 971,109 triệu USD, tăng 16,9% về khối lượng và 35,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái

Hẹ là một loại rau ăn lá phổ biến, được nông dân trồng nhiều vì vốn đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn các loại rau ăn lá khác.

Trang trại rộng chưa đến 2.000 m2, song là nơi cư trú của hàng ngàn con dúi, hơn trăm con hon cùng lúc nhúc rắn rết, cóc nhái, kỳ đà... Điều đặc biệt, tất cả các loài động vật mới nghe tên đã rùng mình ấy đều được nuôi bằng cách thức kỳ lạ, nhưng mang lại cho chủ nhân của chúng mỗi năm cả tỉ đồng.

Chủ Công ty Volga - Việt, người mang ý tưởng táo bạo thực hiện việc sản xuất nông nghiệp với tầm cỡ lớn đầu tiên ở Nga là ông Dương Hải An. Ông cho rằng, việc đầu tư vào nông nghiệp, ban đầu có thể chưa thu lãi được ngay, có thể lãi suất chưa cao, nhưng nó mang tính ổn định, lâu dài, tạo chỗ đứng và vị thế cho người Việt trên nước bạn...