Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Việt Nam Lấy Lại Hình Ảnh Tại Thị Trường Nhật Bản

Tôm Việt Nam Lấy Lại Hình Ảnh Tại Thị Trường Nhật Bản
Ngày đăng: 12/04/2012

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 1 tháng quy định cấm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin trong sản xuất, kinh doanh thủy sản có hiệu lực, tình trạng sử dụng hóa chất này trong nuôi tôm đã được cải thiện đáng kể. Nhờ đó, thông tin cảnh báo mới đây nhất của Nhật Bản cho thấy, trong tháng 3 chỉ duy nhất có 1 lô tôm của Việt Nam bị phát hiện nhiễm Enrofloxacin.

Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản nhờ sự cố gắng trong một thời gian dài của cả doanh nghiệp, người nuôi tôm và cơ quan quản lý nhà nước nhằm kiểm soát chất Enrofloxacin trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Theo VASEP, tại các vùng nuôi tôm mặc dù quy định cấm sử dụng Enrofloxacin có hiệu lực từ ngày 1/3/2012 nhưng ngay từ giữa tháng 1/2012 - thời điểm ban hành Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT về việc bổ sung các chất Cypermethrin, Deltamethrin và Enrofloxacin vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản, nhiều người nuôi đã không sử dụng chất này do có sự khuyến cáo từ chính các doanh nghiệp thu mua tôm trong nước.

Hiện nay, cơ quan chức năng của Nhật Bản kiểm tra rất chặt chẽ tôm nhập khẩu từ Việt Nam, sau khi kiểm tra mẫu thử tại các phòng thí nghiệm nếu phát hiện dư lượng Enrofloxacin, ngay lập tức hàng sẽ bị trả về cho dù có chứng thư của cơ quan thẩm quyền Việt Nam. Ngoài thiệt hại về kinh tế do hàng bị trả về, doanh nghiệp xuất khẩu tôm sẽ bị mất uy tín khi bị nêu tên trong hệ thống cảnh báo của Nhật Bản. VASEP khuyến cáo các doanh nghiệp hết sức thận trọng khi xuất hàng sang Nhật.

Nhật Bản hiện là thị trường lớn nhất nhập khẩu tôm của Việt Nam. Với sự chuyển biến mạnh mẽ ở cả người nuôi tôm và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thời gian gần đây, VASEP nhận định hình ảnh sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đang được khôi phục.

Có thể bạn quan tâm

Thị Trấn Cam Đức (Khánh Hòa) Thiệt Hại Mì Vì Nắng Hạn Và Sùng Đất Thị Trấn Cam Đức (Khánh Hòa) Thiệt Hại Mì Vì Nắng Hạn Và Sùng Đất

Nắng nóng kéo dài cộng với sùng đất gây hại đã khiến nhiều diện tích mì ở thị trấn Cam Đức (Cam Lâm, Khánh Hòa) bị thiệt hại với tỷ lệ khoảng 40%. Sau mấy cơn mưa vừa qua, người dân muốn trồng dặm lại mì, nhưng nguồn hom giống thiếu hụt.

08/08/2014
Đẩy Mạnh Dịch Vụ Hỗ Trợ Sản Xuất Đẩy Mạnh Dịch Vụ Hỗ Trợ Sản Xuất

Hiện HTX Chí Thạnh quản lý 706ha diện tích gieo trồng. Các hoạt động dịch vụ chính của HTX gồm giao thông nội đồng, thủy lợi, bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tín dụng nội bộ, khuyến nông. Tổng doanh thu của HTX hơn 400 triệu đồng/năm, trong đó, chi phí đã hơn 320 triệu đồng/năm.

29/07/2014
Phân Bón Trụ Vững Thị Trường Campuchia Phân Bón Trụ Vững Thị Trường Campuchia

Trong khi XK nông sản của Việt Nam sang Campuchia hiện còn rất khiêm tốn, thì XK các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, TĂCN lại đang tăng trưởng khá mạnh.

08/08/2014
Doanh Nghiệp Kêu Hết Gạo Xuất Khẩu Doanh Nghiệp Kêu Hết Gạo Xuất Khẩu

Nhu cầu mua gạo ở một số thị trường đang tăng lên, song doanh nghiệp vẫn đang chần chừ trong ký hợp đồng xuất khẩu mới do lượng gạo dành cho xuất khẩu gần như không còn nhiều.

08/08/2014
Hiệu Quả Cao Từ Nuôi Hải Sâm Kết Hợp Tôm Sú Hiệu Quả Cao Từ Nuôi Hải Sâm Kết Hợp Tôm Sú

Ông Nguyễn Văn Mỹ ở xã Xuân Hải cho biết: “Trước đây, gia đình tôi cũng chỉ nuôi các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng… như bà con quanh vùng. Tuy nhiên, do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nặng, tôm bị bệnh nên lỗ vốn. Đúng thời điểm đó, con tôi ở Cam Ranh (Khánh Hòa) góp ý chuyển sang nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú.

29/07/2014