Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Việt Nam Lấy Lại Hình Ảnh Tại Thị Trường Nhật Bản

Tôm Việt Nam Lấy Lại Hình Ảnh Tại Thị Trường Nhật Bản
Ngày đăng: 12/04/2012

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 1 tháng quy định cấm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin trong sản xuất, kinh doanh thủy sản có hiệu lực, tình trạng sử dụng hóa chất này trong nuôi tôm đã được cải thiện đáng kể. Nhờ đó, thông tin cảnh báo mới đây nhất của Nhật Bản cho thấy, trong tháng 3 chỉ duy nhất có 1 lô tôm của Việt Nam bị phát hiện nhiễm Enrofloxacin.

Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản nhờ sự cố gắng trong một thời gian dài của cả doanh nghiệp, người nuôi tôm và cơ quan quản lý nhà nước nhằm kiểm soát chất Enrofloxacin trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Theo VASEP, tại các vùng nuôi tôm mặc dù quy định cấm sử dụng Enrofloxacin có hiệu lực từ ngày 1/3/2012 nhưng ngay từ giữa tháng 1/2012 - thời điểm ban hành Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT về việc bổ sung các chất Cypermethrin, Deltamethrin và Enrofloxacin vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản, nhiều người nuôi đã không sử dụng chất này do có sự khuyến cáo từ chính các doanh nghiệp thu mua tôm trong nước.

Hiện nay, cơ quan chức năng của Nhật Bản kiểm tra rất chặt chẽ tôm nhập khẩu từ Việt Nam, sau khi kiểm tra mẫu thử tại các phòng thí nghiệm nếu phát hiện dư lượng Enrofloxacin, ngay lập tức hàng sẽ bị trả về cho dù có chứng thư của cơ quan thẩm quyền Việt Nam. Ngoài thiệt hại về kinh tế do hàng bị trả về, doanh nghiệp xuất khẩu tôm sẽ bị mất uy tín khi bị nêu tên trong hệ thống cảnh báo của Nhật Bản. VASEP khuyến cáo các doanh nghiệp hết sức thận trọng khi xuất hàng sang Nhật.

Nhật Bản hiện là thị trường lớn nhất nhập khẩu tôm của Việt Nam. Với sự chuyển biến mạnh mẽ ở cả người nuôi tôm và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thời gian gần đây, VASEP nhận định hình ảnh sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đang được khôi phục.

Có thể bạn quan tâm

Đắk Mil Tập Trung Sản Xuất Vụ Đông Xuân Đắk Mil Tập Trung Sản Xuất Vụ Đông Xuân

Trong những ngày này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Đắk Mil đang tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân để kịp theo lịch thời vụ của tỉnh.

04/03/2014
Phát Triển Bền Vững Vùng Chè Shan Tuyết Thượng Sơn Phát Triển Bền Vững Vùng Chè Shan Tuyết Thượng Sơn

Đến xã Thượng Sơn (Vị Xuyên), điều ấn tượng nhất không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên chứa vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc mà thấp thoáng bên cánh rừng, những cây chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi vẫn gắn bó keo sơn với mảnh đất này, để làm nên thương hiệu chè Shan tuyết Thượng Sơn nổi tiếng...

04/03/2014
Giải Pháp Nào Để Bảo Vệ Mỏ Tôm Bó Củng? Giải Pháp Nào Để Bảo Vệ Mỏ Tôm Bó Củng?

Tôm Bó Củng, một loại thủy sản đặc trưng của Sông Gâm đã trở thành món ẩm thực đặc sản của người dân Bắc Mê và nhiều du khách. Hàng trăm năm qua, mỏ tôm Bó Củng đã gắn bó và giúp nhiều hộ dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.

04/03/2014
Tổng Cục Thủy Sản Đánh Giá Cao Tiềm Năng Phát Triển Cá Tra Tại Huyện Hồng Ngự Tổng Cục Thủy Sản Đánh Giá Cao Tiềm Năng Phát Triển Cá Tra Tại Huyện Hồng Ngự

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

04/03/2014
Ngư Dân Quảng Ngãi Tiếp Tục Trúng Đậm Cá Ngừ, Ruốc Và Cá Cơm Ngư Dân Quảng Ngãi Tiếp Tục Trúng Đậm Cá Ngừ, Ruốc Và Cá Cơm

Một tuần qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở xã Bình Thạnh, Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.

04/03/2014