Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Việt Nam Bị Mỹ Áp Thuế CBPG Cao Nhắm Vào Doanh Nghiệp, Trúng... Nông Dân

Tôm Việt Nam Bị Mỹ Áp Thuế CBPG Cao Nhắm Vào Doanh Nghiệp, Trúng... Nông Dân
Ngày đăng: 07/10/2014

Bộ Thương mại Mỹ quyết định áp mức thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh VN nhập khẩu vào Mỹ ở mức cao, đã không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà còn tác động trực tiếp rất lớn đến người nuôi tôm.

“Đánh doanh nghiệp, trúng nông dân”

“Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn (TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) lo lắng: “Người nông dân nuôi tôm lúc nào cũng đối mặt với rủi ro trong các vụ sản xuất. Thế nhưng khi nuôi thành công thì bị ép giá thu mua do cung vượt cầu hay một lý do nào đó. Việc DOC đánh thuế vào doanh nghiệp, nhưng thực tế lại trúng người nông dân. Vì khi doanh nghiệp chịu thuế cao thì chắc chắn họ sẽ hạ giá thu mua tôm nguyên liệu”.

Ông Diệp Thanh Hải – Phó Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Cà Mau khẳng định: “Cái sợ nhất của người nông dân là sợ doanh nghiệp thu mua lợi dụng việc này để giảm giá tôm mạnh hơn. Nhà nước cần có quy định cụ thể về giá cả (giá tôm), thường xuyên kiểm tra việc thu mua của các doanh nghiệp để người nông dân ít bị chịu thiệt”.

Trên thực tế, nhiều ngày qua giá tôm nguyên liệu ở nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL giảm liên tục. Gặp phóng viên, bà Nguyễn Thị Len (ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) mếu máo: “Nếu giá cả ổn định như hồi trung tuần tháng 9 thì tôi không phải chịu mất gần 20 triệu đồng”.

Theo bà Len, trước thông tin giá tôm chân trắng giảm, bà đã lập tức kêu thương lái vào bán tôm. Tuy nhiên loại cỡ 90 con/kg giá chỉ còn 105.000 đồng/kg. Trong khi đó ở thời điểm cuối tháng 9, tôm cỡ này có giá 120.000 đồng/kg. Tuy thu hoạch có lời nhưng không nhiều vì mất gần 20 triệu đồng do tôm mất giá.

Tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng… những ngày qua giá tôm nguyên liệu cũng xuống thấp. Cụ thể, tôm sú loại 20 con/kg giá 280.000/kg vào ngày 29.9, hiện giảm còn 270.000/kg; tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg giá từ 136.000 xuống còn 125.000/kg…

Trao đổi với phóng viên về thực tế thị trường này, ông Nguyễn Văn Nhiệm – Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) cho rằng: “Người dân đang chịu ảnh hưởng lớn. Hàng năm hiệp hội sản xuất hơn 10.000 tấn tôm nguyên liệu các loại. Nếu bình quân 1kg tôm giảm từ 5.000 – 10.000 đồng thôi thì con số thiệt hại đã là rất lớn”.

Thiệt hại “kép”

Trao đổi với chúng tôi, ông Lý Văn Thuận - Tổng Thư ký Hội Chế biến thủy sản Cà Mau cho biết: Theo quyết định của DOC, Cà Mau có 8 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm bị ảnh hưởng. Trong đó mức thuế bình quân của các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện chịu thuế chống bán phá giá là 6,37%, riêng Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chịu mức thuế 4,98%.

“Năm 2012, xuất khẩu tôm của tỉnh Cà Mau vào thị trường Mỹ khoảng 193 triệu USD; năm 2013 trên 231 triệu USD; riêng 8 tháng đầu năm 2014 khoảng 163 triệu USD. Như vậy với mức thuế bình quân của các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện của địa phương thì ngành tôm Cà Mau bị thiệt hại khoảng 12,3 triệu USD cho giai đoạn từ ngày 1.2.2012 đến ngày 31.1.2013” – ông Thuận phân tích.

Ông Thuận cũng cho rằng, với mức thuế nêu trên, giá tôm nguyên liệu trong nước sẽ giảm tương ứng, thu nhập của người nuôi tôm sẽ giảm.

Ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) còn lo lắng hơn: Quyết định cuối cùng của DOC đã khiến cho các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan…

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, việc DOC áp mức thuế chống bán phá giá cao vô lý như vậy, cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng Mỹ. Vì khi thuế tăng cao, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải giãn sản lượng cung cấp qua thị trường này và tìm các thị trường khác bù đắp vào.

Nhưng sản lượng tôm trên toàn thế giới hiện cung chưa đủ cầu. Do đó các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn phải liên hệ lấy nguồn cung ứng từ Việt Nam. Nguồn cung hạn chế cùng với mức thuế chống bán phá giá tăng cao, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng giá bán.


Có thể bạn quan tâm

Hạt Điều, Cà Phê Nhiều Triển Vọng Trên Sân Nhà Hạt Điều, Cà Phê Nhiều Triển Vọng Trên Sân Nhà

Song đáng buồn là cà phê của nước ta chủ yếu vẫn xuất khẩu thô, 93% sản phẩm xuất khẩu là cà phê nhân xô đã rang hoặc chưa rang. Cà phê hòa tan và các loại đã chế biến chỉ chiếm 7%. Trong khi đó, tình hình tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam còn rất thấp, chỉ chiếm 10% tổng sản lượng hằng năm.

03/12/2014
Nông Dân Trồng Bắp Bán Cho Doanh Nghiệp 4.200 Đồng/kg Nông Dân Trồng Bắp Bán Cho Doanh Nghiệp 4.200 Đồng/kg

Vừa qua, Công ty CP Nông trại Sinh thái Ecofam cùng một số ngành chuyên môn của huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đến gặp gỡ tiếp xúc hơn 60 nông dân 2 xã Tân Huề và Tân Hòa để thỏa thuận thu mua bắp lai mà Công ty đã triển khai liên kết gần 50ha của nông dân 5 xã cù lao vào đầu vụ xuân hè năm 2014.

10/07/2014
Hàng Xuất Khẩu Bị Trả Về Vẫn Phải Đóng Thuế Hàng Xuất Khẩu Bị Trả Về Vẫn Phải Đóng Thuế

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết theo quy định tại Thông tư 128/2013 của Bộ Tài chính, hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam (hàng tái nhập) sẽ được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.

03/12/2014
Hiệu Quả Trồng Bí Đỏ Xen Táo Hiệu Quả Trồng Bí Đỏ Xen Táo

Dậu Dương là xã thuần nông của huyện Tam Nông (Phú Thọ) có phần lớn diện tích ruộng cạn đã được chuyển đổi sang trồng hoa màu, cây ăn quả. Cây táo lai được trồng từ lâu ở đây, mùa này dưới gốc táo, hoa màu vẫn xanh tốt nhờ sự năng động của nông dân, biết tận dụng diện tích đất trồng cây ăn quả để tránh lãng phí.

10/07/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Vào Nga Nỗ Lực Vượt “Vũ Môn” Xuất Khẩu Thủy Sản Vào Nga Nỗ Lực Vượt “Vũ Môn”

Để tăng nhịp độ nhập khẩu các mặt hàng nông sản, Nga áp mức thuế ưu đãi khoảng 0,8%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 13,2% trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây được xem là “cơ hội kép” để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu (XK) thủy sản vào Nga

03/12/2014