Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm vẫn có xu hướng giảm giá

Tôm vẫn có xu hướng giảm giá
Ngày đăng: 06/11/2015

Có thể nói, việc xuất khẩu tôm của nước ta năm ngoái đạt kỷ lục có nguyên nhân chính là giá tôm tăng cao đột biến.

Riêng tại thị trường Mỹ, tôm nhập khẩu từ Việt Nam có giá bình quân trong năm ngoái là trên 13 USD/kg, còn giá tôm nhập khẩu bình quân vào nước này là 11,7 USD/kg.

Nhưng trong năm nay, giá tôm trên thị trường thế giới đã giảm xuống khá nhiều, do nhiều nước sản xuất, xuất khẩu lớn đã phục hồi được sản lượng khi dịch bệnh EMS có phần lắng dịu.

Nhu cầu tiêu dùng giảm sút trên toàn cầu và nhiều nước xuất khẩu tôm phá giá đồng nội tệ, cũng góp phần không nhỏ làm cho giá tôm toàn cầu giảm mạnh.

Những yếu tố nói trên đã có tác động lớn tới giá tôm xuất khẩu của Việt Nam.

Nhìn lại 9 tháng đầu năm nay, giá tôm xuất khẩu của nước ta luôn có xu hướng giảm xuống.

Cuối tháng 1, tại thị trường Mỹ, giá tôm sú bóc vỏ đông lạnh loại U - 15 là 10,95 USD/pao, thì đến cuối tháng 10 chỉ còn 8,5 USD/pao;

Tôm sú bóc vỏ đông lạnh loại 21/25 hồi cuối tháng 1 là 7,2 USD/pao, đến cuối tháng 10 còn 5,25 USD/pao;

Tôm sú thịt, chín loại U - 15 cuối tháng 1 là 15,5 USD/pao và loại 16/20 là 11,3 USD/pao, đến cuối tháng 10 hai loại này giảm xuống còn 14 USD/pao và 8,9 USD/pao …

Ở thị trường nội địa, xu hướng chung của giá tôm nguyên liệu trong 9 tháng đầu năm nay giảm xuống, cho dù vẫn có những đợt tăng giá nhẹ.

Ở Cà Mau, quãng giữa tháng 1, giá tôm thẻ loại 100 con/kg là 100.000 đồng/kg, đến cuối tháng 10 còn khoảng 78.000 đồng/kg; loại 90 con/kg cuối tháng 1 là 107.000 đồng/kg, cuối tháng 10 còn 83.000 đồng/kg; loại 60 con/kg từ 125.000 đồng/kg hồi cuối tháng 1, đến cuối tháng 10 chỉ còn 100.000 đồng/kg …

Điều đáng chú y là theo các dự báo, giá tôm nói riêng và giá thủy sản nói chung vẫn đang tiếp tục có xu hướng giảm xuống.

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, mặt bằng giá thủy sản trên toàn cầu đang trong xu thế điều chỉnh giảm xuống do các nguyên nhân như nguồn cung tăng, giả giảm mạnh ở các mặt hàng chủ lực …

Một số chuyên gia còn cho rằng, xu hướng giảm giá thủy sản không chỉ tiếp tục trong những tháng cuối năm nay mà còn kéo dài trong cả năm 2016, thậm chí sang cả năm 2017.

Tại Trung Quốc, trong những tháng tới, nghề nuôi tôm có thể bị ảnh hưởng không nhỏ bởi gió mùa và ElNino, khiến cho sản lượng bị giảm.

Còn ở khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ, nhiều nước xuất khẩu tôm như Honduras, Nicaragua và nhất là Ecuador đang phải đối mặt với dịch bệnh EMS.

Còn theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), do nhu cầu tiêu dùng yếu tại các thị trường tiêu thụ lớn, những biến động vĩ mô ở các thị trường mới nổi và khả năng dư cung ở các nước xuất khẩu, giá tôm trên thị trường thế giới vẫn có xu hướng giảm trong những năm tới.

Cụ thể, IMF dự báo năm 2016 giá tôm sẽ giảm 4% so năm 2015, năm 2017 giảm 7% và năm 2020 có thể giảm tới 13%.

Ngay chính tại các thị trường tiêu thụ tôm lớn trừ thị trường Mỹ, các nhà nhập khẩu cũng muốn hạ giá tôm nhập khẩu xuống, do nhu cầu tiêu thụ suy giảm bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.

Tuy nhiên, những khó khăn về dịch bệnh, thời tiết, cùng với xu hướng giảm nuôi tôm vì giá thấp tại nhiều nước xuất khẩu chính, cũng có thể sẽ là những yếu tố quan trọng giúp cải thiện phần nào giá tôm trong năm 2016.

Ở Ấn Độ, do giá tôm nguyên liệu đã giảm xuống thấp, gần với giá thành, nên từ tháng 9/2015 trở đi, nguồn cung có thể giảm do nhiều nông dân hạn chế thả nuôi.

Và nếu đợt thả mới ở Ấn Độ bị bùng phát dịch bệnh, sản lượng tôm của nước này trong năm nay có thể giảm 30% so năm 2014.

Ở Thái Lan, cũng do giá tôm nguyên liệu xuống thấp, gần với giá thành, nông dân đã hạn chế thả nuôi trong nửa cuối năm nay.

Trên 33% diện tích nuôi tôm ở Thái Lan vẫn chưa được thả nuôi, còn ở những diện tích đã thả nuôi thì mật độ thưa hơn những năm trước.

Bởi vậy, nhiều khả năng sản lượng tôm của Thái Lan trong năm nay cũng chỉ tương đương với năm ngoái là 210.000 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Trong Lồng Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Trong Lồng

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Bộ, tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 6.925 ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa vừa (Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285 ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa…

02/12/2014
Chỉ Giữ Lại 50.000 Héc Ta Hồ Tiêu Chỉ Giữ Lại 50.000 Héc Ta Hồ Tiêu

Hiện Việt Nam có khoảng 60.000 héc ta hồ tiêu, nhưng theo qui hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích trồng loại nông sản này được giới hạn ở mức 50.000 héc ta.

04/07/2014
Nuôi Tảo Xoắn Spirulina Nuôi Tảo Xoắn Spirulina

Bắt đầu từ năm 2012, Công ty TNHH công nghệ sinh học phục vụ đời sống và sản xuât- thương mại và du lịch Thanh Mai đã đầu tư, áp dụng công nghệ sinh học sản xuất ra một loại thực phẩm giàu protein, vitamin tổng hợp có hoạt tính sinh học cao từ giống Tảo xoắn Spirulina – một nguồn dinh dưỡng quý giá của tự nhiên.

05/07/2014
Nuôi Ốc Nhồi Thu Tiền Triệu Nuôi Ốc Nhồi Thu Tiền Triệu

Trang trại tổng hợp của vợ chồng anh Nguyễn Huy Hiên ở ngòi Rằn, khu 1, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ có diện tích 3 ha. Anh đầu tư mô hình chăn nuôi tổng hợp theo phương châm "cuốn chiếu", lấy ngắn nuôi dài. Mỗi năm thu được 7 tấn gia cầm, sử dụng lao động tại chỗ 5 - 6 người.

02/12/2014
Bắc Ninh Chống Rét Cho Cá Giống Bắc Ninh Chống Rét Cho Cá Giống

Hiện nay, nuôi giữ cá lưu đông không chỉ giúp người dân chủ động về nguồn giống chất lượng mà còn tạo điều kiện cho các hộ thâm canh tăng vụ lên 2 - 3 vụ/năm. Vì vậy, ngay khi bước vào đầu mùa rét, các hộ nuôi trồng thủy sản đã có nhiều biện pháp tích cực chăm sóc, chống rét cho cá giống.

02/12/2014