Tôm tít lại xuất hiện dày ở đầm Ô Loan

Theo bà con ngư dân, do nguồn nước từ thượng lưu đổ về trong nhiều ngày qua khá lớn khiến nguồn nước trong đầm Ô Loan bị ngọt hóa, đã tạo môi trường thích hợp cho tôm tít xuất hiện dày.
Chỉ bằng hình thức chấn lưới và thời gian từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau, mỗi ngư dân tại đây khai thác được từ 60 đến 80kg tôm tít; có ngư dân khai thác được hơn 150kg/ngày đêm.
Mặc dù kích cỡ tôm tít khai thác được còn nhỏ, đạt từ 150 đến 180 con/kg, với giá bán thấp chỉ từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg, nhưng nhờ sản lượng khai thác được khá cao, nên ngư dân ven đầm Ô Loan có nguồn thu nhập đáng kể, bình quân đạt hơn 250.000 đồng/đêm.
Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn Seafarms của Australia đang xây dựng trại nuôi tôm sú lớn nhất thế giới. Trại nuôi thuộc dự án Sea Dragon với mục tiêu sản xuất 100.000 tấn tôm từ 10.000 ha ao nuôi nước mặn.

Ông Võ Văn Ðặng (ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) hành nghề câu mực gần 20 năm. Sau khi lập gia đình riêng, ông đầu tư một chiếc ghe công suất 30 CV để đánh bắt.

Nuôi tôm áp dụng VietGAP là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và có khả năng truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản và thực hiện được các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động.

Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” nghề nuôi tôm hùm của cả nước khi bình quân hàng năm, tỉnh này thả nuôi trên 23.300 lồng tôm hùm, chiếm đến trên 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm toàn quốc.

Năm 2015 - năm có nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu con tôm Việt Nam. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh đã năng động, vươn lên để đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh cao và tạo dựng được chỗ đứng trên thương trường nội địa lẫn quốc tế.