Tôm tít lại xuất hiện dày ở đầm Ô Loan

Theo bà con ngư dân, do nguồn nước từ thượng lưu đổ về trong nhiều ngày qua khá lớn khiến nguồn nước trong đầm Ô Loan bị ngọt hóa, đã tạo môi trường thích hợp cho tôm tít xuất hiện dày.
Chỉ bằng hình thức chấn lưới và thời gian từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau, mỗi ngư dân tại đây khai thác được từ 60 đến 80kg tôm tít; có ngư dân khai thác được hơn 150kg/ngày đêm.
Mặc dù kích cỡ tôm tít khai thác được còn nhỏ, đạt từ 150 đến 180 con/kg, với giá bán thấp chỉ từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg, nhưng nhờ sản lượng khai thác được khá cao, nên ngư dân ven đầm Ô Loan có nguồn thu nhập đáng kể, bình quân đạt hơn 250.000 đồng/đêm.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối, hiện sản phẩm cá tra đã có mặt ở 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 90% thị phần thế giới.

Nhờ nuôi cho lãi cao, ít dịch bệnh nên nhiều người dân ở xã An Phú (TP Tuy Hòa - Phú Yên) tập trung đầu tư phát triển đàn bò lai, góp phần ổn định cuộc sống.

Vài năm trở lại đây, cây ớt xuất khẩu đã trở thành một trong những cây trồng hàng hóa có hiệu quả kinh tế thuộc loại cao nhất trên các xứ đồng trong tỉnh Thanh Hóa. Nhiều địa phương đã liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để ký hợp đồng trồng ớt cho các doanh nghiệp. Nông dân cũng có lãi cao và đem lại thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Mùa thu hoạch cao su đã đến nhưng hầu hết các hộ dân vẫn băn khoăn có nên tái đầu tư để mở miệng cạo hay không. Giá mủ hiện đã xuống thấp nhất trong gần 10 năm qua, dao động từ 280 đến 330 đồng/độ.

Từ năm 2012 đến nay, người dân xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân) đã khôi phục cây chè Gò Loi với diện tích gần 15 ha. Tuy nhiên, do nắng hạn gay gắt, nguồn nước tưới không có, nhiều diện tích chè mới trồng đã bị chết. Trước tình hình này, huyện Hoài Ân đã hỗ trợ kinh phí để nhân dân Ân Tương Tây chống hạn cho cây chè.