Tôm tít lại xuất hiện dày ở đầm Ô Loan

Theo bà con ngư dân, do nguồn nước từ thượng lưu đổ về trong nhiều ngày qua khá lớn khiến nguồn nước trong đầm Ô Loan bị ngọt hóa, đã tạo môi trường thích hợp cho tôm tít xuất hiện dày.
Chỉ bằng hình thức chấn lưới và thời gian từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau, mỗi ngư dân tại đây khai thác được từ 60 đến 80kg tôm tít; có ngư dân khai thác được hơn 150kg/ngày đêm.
Mặc dù kích cỡ tôm tít khai thác được còn nhỏ, đạt từ 150 đến 180 con/kg, với giá bán thấp chỉ từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg, nhưng nhờ sản lượng khai thác được khá cao, nên ngư dân ven đầm Ô Loan có nguồn thu nhập đáng kể, bình quân đạt hơn 250.000 đồng/đêm.
Có thể bạn quan tâm

Đến ngày 26/5, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 154 ha tôm nuôi bị chết do bệnh đốm trắng, môi trường, đào vàng... làm chết khoảng 20 triệu con tôm thả nuôi từ 60 - 70 ngày tuổi.

Trong 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, sản lượng các mặt hàng nông lâm thủy sản đều tăng. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên các đối tượng vật nuôi chưa được xử lý dứt điểm, tình trạng vi phạm quản lý chất lượng hay sụt giá nông sản...

Ngày 29/5, Hội đồng Khoa học - Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) Thừa Thiên Huế nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng và tiêu thụ nấm Linh chi và một số nấm ăn tại huyện Phú Vang” (gọi chung là Dự án) do Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN - Sở KHCN thực hiện.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Giống nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cung cấp 60 vạn cá giống cho các tổ chức, hộ nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh Lai Châu (tăng 30 vạn con so với cùng kỳ năm trước).

Để tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, Xã Yên Thắng (Yên Mô - Ninh Bình) đã có chủ trương chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản kết hợp làm trang trại vừa và nhỏ.