Tôm Nuôi Ở Nghệ An Nhiễm Bệnh Đếm Trắng

Năm 2014 xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) có tổng diện tích 127 ha nuôi tôm, trong đó khoảng 100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại 27ha nuôi tôm sú. Tuy nhiên, tính đến ngày 13/5/2014, tôm bị dịch bệnh tại 53 hộ nuôi, với diện tích lên đến trên 25 ha.
Tôm dịch bệnh có biểu hiện đỏ thân, kiểm tra có đốm trắng trên vỏ đầu ngực, một số ao có hiện tượng tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, gan tụy nhũn, nhạt màu, teo gan, tôm tấp bờ rồi chết. Chi cục Thú y Nghệ An đã lấy mẫu xét nghiệm và kết quả mẫu phẩm dương tính với vi rút gây bệnh đốm trắng.
Nguyên nhân được xác định là do nguồn tôm giống không ổn định khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn trong kế hoạch sản xuất của gia đình. Bên cạnh đó, nguồn tôm giống của những công ty lâu nay có uy tín như Việt Úc, CP khan hiếm nên người dân chuyển sang sử dụng giống của các công ty khác như UP, Thông Thụ, Nam Miền Trung, Hương Phú, Hậu Điện, Trường Thịnh...
Điều này khiến cho công tác quản lý, kiểm tra, kiểm dịch của ngành chức năng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, một số hộ nuôi không tuân thủ lịch thời vụ thả nuôi, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm; nguồn nước cung cấp bên ngoài vào ao nuôi không được khử trùng.
Hơn nữa, năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, thay đổi thường xuyên và thỉnh thoảng xuất hiện những trận mưa rào đã gây khó khăn không nhỏ cho người dân. Tại xã Hưng Hòa (Thành phố Vinh), trận mưa vào ngày 11/5/2014 làm cho các yếu tố môi trường ao nuôi như: nhiệt độ, độ mặn, độ pH và độ kiềm biến đổi lớn đã làm cho hàng loạt ao tôm chết trắng, gây thiệt hại cho người dân.
Trước đó ngày 5/5/2014, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 1845/QĐ-UBND về việc công bố dịch đốm trắng ở tôm trên địa bàn xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh. Theo đó, giao Chủ tịch UBND Thành phố Vinh và Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo UBND xã Hưng Hòa, Chi cục Thú y và các ban, ngành liên quan xử lý số ao nuôi bị bệnh theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đồng thời thực hiện nghiêm túc các nội dung của Pháp lệnh Thú y khi có công bố dịch và các văn bản của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Chẳng hiểu do thời tiết hay sâu bệnh mà na Chi Lăng (Lạng Sơn) năm nay ra hoa ít hơn hẳn, thậm chí có diện tích không ra hoa. Bằng biện pháp kỹ thuật, người dân vùng na đã tuốt lá để kích thích cây ra hoa đợt hai, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng bất thường này?

Sau 3 năm triển khai thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn”, tổng diện tích lúa đạt trên 10.000 héc-ta của trên 6.400 lượt nông dân tham gia. Kỹ sư Châu Ngọc Thi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Châu Thành (An Giang) tâm đắc: Mô hình liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích lúa “Cánh đồng mẫu lớn” đang ngày càng mở rộng.

Những năm qua, Hội ND và chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nội đã tích cực phối hợp để hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập...

Ban đầu chỉ có dăm hội nuôi, sau 8 năm “cắm rễ” ở huyện nghèo Vũ Quang, nghề nuôi ong lấy mật đã thu hút 1.000 hộ nuôi với trên 4.000 đàn. Mỗi năm, các hộ thu về hơn 40 tấn mật và bán ra khoảng 1.000 đàn ong giống, thu hàng tỷ đồng...

Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, ông Lê Văn Bình (thôn Hương Mỹ, Xuân Mỹ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng trang trại tổng hợp, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn tập trung. Đến nay, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, mô hình đã góp phần nâng cao thu nhập trên 1 tỷ đồng.