Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm hùm lại bị ép giá

Tôm hùm lại bị ép giá
Ngày đăng: 21/07/2015

Giá giảm suốt vụ

Tôm hùm thương phẩm có giá trị rất cao, là thế mạnh của người nuôi trồng các tỉnh Nam Trung Bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Thế nhưng, giá tôm năm nay liên tiếp giảm từ đầu đến cuối vụ khiến người nuôi lo lắng.

Nếu như đầu năm 2015, giá tôm hùm nuôi thương phẩm cỡ 1kg đạt 1,7 - 1,8 triệu đồng/kg, đến tháng 3 giảm chỉ còn trên dưới 1 triệu đồng/kg. Với giá này, người nuôi tôm không có lãi, thậm chí lỗ, bù công. Ông Ngoan, chủ một bè tôm với gần 100 lồng tôm ở xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh) cho biết, hiện đang vào chính vụ thu hoạch nên người nuôi tôm hùm bị chủ nậu ép giá. Giá tôm hùm chỉ còn dưới 1 triệu đồng, nhưng khi bán được rồi muốn lấy tiền cũng khó. Do tôm đang đến kỳ thu hoạch, lại có dịch bệnh khiến tôm chết lai rai, người dân lo lỗ nặng nên đành bán tháo với giá thấp. “Hỏi vì sao giá tôm giảm, họ chỉ nói do phía thương lái Trung Quốc hạ giá mua nên họ phải hạ giá theo”, ông Ngoan bày tỏ.

Thấy giá tôm hùm giảm, nhiều hộ nuôi cố gắng cầm cự đến cuối vụ, chờ giá lên khi thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh và nguồn cung ổn định. Anh Nguyễn Ngọc Huy, một người nuôi tôm hùm lồng ở đảo Bình Ba (Cam Ranh) cho biết, 2 vụ tôm vừa qua dân Bình Ba thắng lớn nên đầu vụ giá tôm thấp, họ duy trì chăm sóc tôm chờ gần cuối vụ giá cao mới bán. Thế nhưng, năm nay “quy luật cuối vụ tôm được giá” lại không xảy ra. “Với giá tôm ở mức 1,3 - 1,35 triệu đồng/kg tôm loại 1 như hiện nay, 1kg tôm xuất bán người nuôi sẽ bị lỗ 300.000 – 400.000 đồng so với những năm trước đó. Nếu tính tổng chi phí nuôi thêm trong vòng 3 tháng để chờ giá lên cao thì năm nay người nuôi không có lãi”, anh Huy cho biết thêm.

Tôm đi tiểu ngạch, lắm rủi ro

Từ ngày tôm hùm bén duyên trên vùng biển Khánh Hòa, có không ít gia đình khấm khá lên nhờ con tôm. Thế nhưng, 5 năm trở lại đây, khi tôm hùm được nuôi ồ ạt đã xuất hiện nhiều hệ lụy, trong đó có dịch bệnh hoành hành và tôm rớt giá.

Việc tôm bị dịch bệnh là nguyên nhân khách quan, còn về giá có quá nhiều chuyện phải bàn khi đầu ra cho tôm hùm gần như phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tại Khánh Hòa, hiện có 19.000 lồng tôm hùm thương phẩm, sản lượng hơn 900 tấn, tập trung chủ yếu ở Vạn Ninh và TP. Cam Ranh. Ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh cho biết, tôm hùm ở Khánh Hòa, Phú Yên rớt giá do phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc với hơn 80% xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch. “Việc xuất khẩu tiểu ngạch sẽ không thu được thuế; lại xuất chủ yếu sang một thị trường nên không kiểm soát được tình hình giá cũng như cơ cấu vụ nuôi hợp lý. Vậy nên, chúng ta luôn thiệt thòi trong cán cân xuất khẩu, vận hành thị trường”, ông Lăng nhấn mạnh.

Thực tế nhiều năm qua, thương lái Trung Quốc đã nắm đầu cán việc xuất khẩu tôm hùm. Thời gian đầu vào thị trường Việt Nam, họ tìm mọi cách để tiếp cận thị trường và các cơ sở thu mua. Họ dễ dàng trong kiểm duyệt sản phẩm và hào phóng chi tiền mua. Thế nhưng, khi nắm được thị trường thì họ thao túng giá. Anh Nguyễn Văn Dũng - một chủ thu mua tôm hùm xuất đi Trung Quốc cho biết, từ ngày thương lái Trung Quốc trực tiếp vào thị trường Việt Nam để thu mua tôm, họ đơn phương quyết định giá. Giá họ đưa ra bao nhiêu, các thương lái Việt Nam ít được mặc cả và chấp nhận hạ giá mua tôm của người nuôi để có lợi nhuận. “Mỗi khi thương lái Trung Quốc thỏa thuận, bắt tay nhau thì thị trường giá tôm họ nắm trọn và muốn “hét” giá bao nhiêu là tùy họ. Nếu tôm Khánh Hòa không bán cho những người này, thì chẳng biết bán cho ai”, anh Dũng nói.

Theo bà Trần Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, chi cục đã nhiều lần đề xuất, vận động, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chính ngạch, đứng ra liên kết với người nuôi, thu mua tôm trực tiếp để ổn định giá cả. Bên cạnh đó, tuyên truyền người nuôi tôm nên giãn thời gian nuôi, tránh dồn vào 1 vụ, bởi khi sản lượng thu hoạch nhiều rất dễ bị ép giá. Thế nhưng, những đề xuất này vẫn chưa được hưởng ứng mạnh mẽ.


Có thể bạn quan tâm

Thay đổi nhận thức để chăn nuôi hiệu quả Thay đổi nhận thức để chăn nuôi hiệu quả

Sáng 6.10, tại Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái diễn ra Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng an toàn, bền vững vùng Trung du miền núi phía Bắc”.

08/10/2015
Khấm khá nhờ làm trang trại Khấm khá nhờ làm trang trại

Từ một xã nghèo, nhờ tích cực hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), mọi mặt kinh tế - xã hội của xã Quế Châu (Quế Sơn, Quảng Nam) đều phát triển, đời sống người dân khởi sắc đi lên.

08/10/2015
Xây dựng nhà máy chế biến nhung hươu Xây dựng nhà máy chế biến nhung hươu

Tại thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà), Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh vừa khởi công xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ nhung hươu với tổng mức đầu tư 65 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 9 tháng thi công.

08/10/2015
Gỡ vướng mắc để thu hút doanh nghiệp đầu tư Gỡ vướng mắc để thu hút doanh nghiệp đầu tư

Để đưa nông nghiệp phát triển thành nền nông nghiệp hiện đại, với năng suất cao tương đương các ngành khác, cần thu hút đầu tư của doanh nghiệp, giúp nối kết nông dân với thị trường.

08/10/2015
Hỗ trợ nhà nông liên kết sản xuất Hỗ trợ nhà nông liên kết sản xuất

Trong giai đoạn tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay, nhất thiết phải xóa mọi rào cản để thu hút các doanh nghiệp khu vực tư nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, tích cực hỗ trợ để nông dân liên kết hợp tác sản xuất hàng hóa đồng đều trên quy mô rộng, đủ sức cạnh tranh.

08/10/2015