Tôm hùm giảm giá
Nếu như đầu năm, giá tôm hùm bông được thu mua ở mức từ 1,7 - 1,8 triệu đồng/kg, tôm hùm xanh từ 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, thì đến cuối tháng 8, giá tôm thương phẩm đã giảm mạnh, chỉ có giá bán hơn 1,2 triệu đồng/kg tôm bông. So với cùng kỳ năm ngoái, mức giá này đã giảm hơn 30%.
Hiện đang là thời điểm thu hoạch rộ của nghề nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa. Một phần vì các hộ nuôi sợ bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu, một phần vì số lượng con giống từ năm ngoái chuyển sang đã đến kỳ xuất bán.
Tuy nhiên, đầu ra tiêu thụ nội địa rất ít, phần lớn tôm hùm được xuất khẩu sang Trung Quốc nên tôm thương phẩm thường bị tư thương ép giá.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), kể từ sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay, nhờ hoạt động khai thác thủy sản trên biển ổn định, được mùa nên sản lượng khai thác thủy sản của huyện đạt khá cao.

Hiện nay, huyện Tháp Mười là địa phương có diện tích nuôi ếch lớn nhất tỉnh Đồng Tháp với hơn 40ha. Ước tính, trung bình mỗi năm địa phương có thể cung cấp 5 ngàn tấn ếch thương phẩm cho thị trường. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người chăn nuôi phải liên tục lâm vào cảnh “được mùa mất giá”, khó khăn trong việc tìm đầu ra.

Ngày 7-3, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 587 công bố dịch cúm H5N1 tại huyện Vĩnh Cửu. Dịch xảy ra tại đàn vịt 5 ngàn con ở hộ chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Hương (xã Mã Đà) và đàn vịt 3.200 con của ông Nguyễn Mạnh Hùng (khu phố 7, thị trấn Vĩnh An).

Thời gian qua, tại xã Sơn Bình (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều hộ nông nhân đã thành công với mô hình nuôi nai.Đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có đời sống khá giả.

Những ngày gần đây, liên tục có thêm các tỉnh, thành phố công bố xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm. Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) nói riêng cũng như cả tỉnh nói chung, công tác phòng chống dịch đang được tích cực triển khai nhưng giá cả và sức mua mặt hàng này đã tụt dốc, khiến người nuôi lỗ nặng.