Tôm chết hàng loạt vì nắng nóng kéo dài

Nhiều nhất là ở các xã của huyện Cầu Ngang và Duyên Hải với mức thiệt hại từ 25 đến 30% diện tích thả nuôi. Tôm chết trong độ tuổi từ 20 ngày đến 1,5 tháng tuổi, đặc biệt một tháng trở lại đây diện tích bị thiệt hại tăng nhanh chóng.
Theo nhận định ban đầu, nguyên nhân là do nhiệt độ ban ngày tăng cao và trong thời gian dài khiến cho khả năng kháng bệnh của tôm giảm, nhất là bệnh gan tụy và bệnh đốm trắng.
Tính từ đầu vụ đến nay, nông dân tỉnh Trà Vinh thả nuôi được gần 16.000ha tôm sú và hơn 1.900ha tôm thẻ chân trắng, tức chỉ bằng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, vì lo ngại thời tiết năng nóng bất thường.
Ông Phạm Minh Truyền, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, tôm chết trong thời gian gần đây là do đầu vụ trời lạnh phát sinh ra bệnh đốm trắng, tới hiện nay thời tiết lại nắng nóng nên tôm lại bị bệnh gan tụy.
Theo ông Truyền, tôm chết hàng loạt là do một bộ phận bà con bắt tôm giống chưa qua kiểm dịch, chưa qua kiểm tra chất lượng giống nên trong quá trình nuôi phát sinh bệnh và có hiện tượng lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.

Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương