Tôm Chết Diện Rộng Ở Tây Nam Bộ, Thiệt Hại Hàng Trăm Tỷ Đồng

Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, để góp phần hạn chế tình trạng tôm chết lan rộng, ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục hoàn thiện thêm hệ thống cấp và tiêu nước phục vụ nuôi thủy sản.
Ông Nguyễn Phong Quang cũng đề nghị tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm phục vụ xử lý nước, cải tạo môi trường nước nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh tôm giống nhiễm dịch bệnh, kém chất lượng và buôn bán hóa chất đã bị cơ quan chức năng cấm sử dụng để nuôi thủy sản.
Theo Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, từ tháng Tư đến nay, đồng bằng sông Cửu Long có từ 30 - 100% số lượng tôm sú, tôm chân trắng tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Long An, Kiên Giang bị chết hàng loạt trên diện tích 34.930ha, trong đó tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu có diện tích thiệt hại cao nhất với trên 29.000ha; mức thất thu ước tính hàng trăm tỷ đồng.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Trương Quốc Phú, Trưởng Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, đa số tôm chết nằm trong giai đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi do nhiễm hai bệnh phổ biến là hoại tử gan tụy và bệnh đốm trắng.
Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tôm nhiễm dịch bệnh chết, Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ đã khuyến cáo nông dân trước khi thả nuôi cần cải tạo ao hồ nuôi đúng quy trình kỹ thuật. Nguồn nước lấy vào ao nuôi phải được đưa vào ao lắng và xử lý bằng hóa chất diệt khuẩn trước khi cấp vào ao. Không sử dụng các chất diệt tạp, hóa chất cấm hoặc có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật để xử lý môi trường ao nuôi. Khi thả nuôi cần tuân thủ lịch mùa vụ của Tổng cục Thủy sản.
Đối với tôm sú thâm canh, bán thâm canh nên thả giống rải vụ từ tháng 3 - 7, nuôi quảng canh cải tiến (2 vụ/ năm) thì thả giống từ tháng 2 - 4 và từ tháng 6 - 8, nuôi luân canh tôm lúa thì thả giống từ tháng 1 - 3, thu hoạch dứt điểm vào tháng 7 để ngắt vụ không cho mầm bệnh lưu truyền sang năm sau.
Đối với tôm thẻ chân trắng thả giống từ tháng 2 đến tháng 4, nuôi vụ 2 sau khi thu hoạch vụ 1 ít nhất 30 ngày để cách ly mầm bệnh và vệ sinh ao nuôi.
Việc chọn con giống thả nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, ở các trại giống có uy tín, đảm bảo chất lượng và phải có giấy kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi các yếu tố thủy lý, thủy hóa và những biến động bất thường trong ao để có biện pháp xử lý sớm.
Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để tằng cường sức đề kháng cho tôm trong suốt vụ nuôi đồng thời sử dụng thức ăn ở các hãng có uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa các chất cấm.
Khi có dịch bệnh xảy ra người nuôi tôm phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật, không được tháo nước ra bên ngoài khi chưa qua xử lý đúng theo yêu cầu kỹ thuật; báo ngay cho các hộ nuôi tôm trong vùng, chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời và lấy mẫu gửi xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh.
Để hạn chế lây lan dịch bệnh, cần dùng lưới rào chắn quanh ao, rải vôi quanh bờ để ngăn chặn các loài giáp xác mang mầm bệnh vào những ao nuôi tôm không bị nhiễm dịch bệnh.
Đặc biệt, không sử dụng hóa chất Cypermethrin và Deltamethrin để diệt khuẩn và cá tạp trong ao nuôi vì đây là 2 chất độc, không tan trong nước, không bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời và sẽ làm tôm bị nhiễm độc nặng.
Những hộ đã cải tạo ao hồ, chuẩn bị nuôi mới không nên thả lại giống khi các ao xung quanh có tôm nhiễm bệnh. Mỗi năm chỉ nên nuôi từ 1 - 2 vụ nhằm có thời gian xử lý ao đúng kỹ thuật, hạn chế phát sinh mầm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch UBND xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) Nguyễn Hoàng Vĩnh, cho biết thông tin trên. Theo ông Vĩnh, 2 vụ đông xuân và hè thu vừa qua, nông dân trong xã đã xuống giống 16.770 héc-ta và đều được thu hoạch dứt điểm bằng cơ giới, giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/héc-ta so với thu hoạch thủ công trước đây. Với năng suất bình quân 6,5 tấn/héc-ta, sản lượng lương thực toàn xã từ đầu năm đến nay đạt 97.285 tấn. Nông dân Lương An Trà hiện đang dọn đất chuẩn bị xuống giống vụ 3, dự kiến sẽ thực hiện trên 7 tiểu vùng, với diện tích 1.500 héc-ta.

Hải sâm là một loại hải sản có giá trị kinh tế cao, do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt.

Không chỉ là nguồn thực phẩm tốt cho sức khoẻ con người và là bài thuốc quý mà rau ngót còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Từ ngày 26-29/6/2013, tại Cẩm Phả, Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trường Cao đẳng Thủy sản tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá sủ đất cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cấp tỉnh. Học viên đến từ các tỉnh/thành phố có lợi thế phát triển về ngư nghiệp như: Hải Phòng, Quảng Ninh và Thanh Hóa.

Trong những năm qua, một số gia đình giàu lên nhờ nuôi con đặc sản đúng thời điểm. Thế nhưng, thời gian gần đây, khi con đặc sản được nuôi với số lượng nhiều, thị trường tiêu thụ giảm đã khiến cho không ít hộ gia đình phải chịu cảnh ế ẩm, thua lỗ nặng nề…