Tôm chân trắng Việt được người Đức ưa chuộng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 9 tháng năm 2015, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang thị trường Đức đạt 84,4 triệu USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong các mặt hàng tôm xuất sang Đức, lượng tôm chân trắng chiếm áp đảo.
Năm 2011, tôm chân trắng chiếm 35,7% tổng giá trị XK tôm Việt Nam sang Đức với 40,4 triệu USD. Trong khi đó, tôm sú chiếm tới 56,3% với 63,7 triệu USD.
Tuy nhiên, sang năm 2012, tỷ trọng tôm chân trắng đã tăng tới 46,6%, trong khi tỷ trọng tôm sú giảm còn 45,5%.
Năm 2013, tôm chân trắng chiếm 53,4% giá trị XK tôm Việt Nam sang thị trường này trong khi đó tôm sú chiếm gần 40%.
Năm 2014, tôm chân trắng chiếm tới 58% tổng giá trị XK tôm Việt Nam sang Đức, trong khi tôm sú chiếm 34,7%.
Theo VASEP, từ năm 2011-2014, Đức luôn dẫn đầu khối EU về NK tôm Việt Nam. Năm 2014, XK tôm sang thị trường này chiếm tới 20,5% tổng XK tôm Việt Nam sang EU.
Còn theo dữ liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 2014, Việt Nam là nhà cung cấp tôm số 1 cho thị trường Đức, chiếm 18,4% tổng NK tôm của Đức.
VASEP cho biết, tôm nguyên liệu đông lạnh là sản phẩm chính NK vào Đức, chiếm 56,4% tổng NK tôm của Đức trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, Việt Nam dẫn đầu các nước về cung cấp mặt hàng này cho Đức.
Cũng theo VASEP, năm 2014, trung bình một người Đức tiêu thụ 14 kg thủy sản, tăng 0,2 kg so với năm 2013. Dự kiến mức tiêu thụ sẽ ổn định trong năm 2015.
Hiện nay, kinh tế Đức vẫn đang duy trì đà tăng trưởng khả quan với mức dự báo tăng trưởng 1,8% trong năm 2015, tăng 2,1% trong năm 2016 và đạt mức cao nhất vào năm 2017 với mức 2,3%.
Khi kinh tế hồi phục, đồng tiền chung châu Âu tăng giá sẽ kéo theo nhu cầu NK thủy sản trong đó có tôm vào Đức, đây là tín hiệu đáng mừng cho các DN XK tôm Việt Nam vào thị trường này.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Công Thương, thời gian qua, việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ đã đạt được những kết quả tích cực, nhất là đưa hàng nông sản, thực phẩm chế biến vào siêu thị. Riêng mặt hàng rau củ chưa qua chế biến có mặt tại siêu thị còn hạn chế.

Vừa qua, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp đã chỉ đạo các Phòng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh phân bón nhập lậu, phân bón giả; thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhập lậu, BVTV giả, kém chất lượng lưu hành trên thị trường.

Có 5 chỉ tiêu đạt từ 60% trở lên gồm: cơ cấu kinh tế cả 3 khu vực; giá trị tăng thêm bình quân đầu người theo giá hiện hành; giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh; tổng thu ngân sách huyện; khám chữa bệnh. Còn lại 3 chỉ tiêu sẽ được đánh giá kết quả vào cuối năm, trong đó có chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Mỗi năm, khi mùa nước lũ về thì cũng là lúc người dân trồng gừng củ trên địa bàn huyện Long Mỹ lại bắt đầu vào vụ thu hoạch gừng non. Trái hẳn với không khí ảm đạm của vụ gừng năm trước, hiện nay, nông dân thu hoạch gừng trong niềm vui được mùa, trúng giá, đầu ra rất thuận lợi.

Cây kiệu được sử dụng củ và lá để làm các món ăn. Nhiều nơi nông dân trồng kiệu luân canh lúa cho hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 7 lần trồng lúa. Đặc biệt kiệu trồng vào tháng 9 – 11, thu hoạch vào tháng 1 – 2 bán vào dịp Tết Nguyên đán rất được giá, năng suất lại cao.