Tôm chân trắng Việt được người Đức ưa chuộng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 9 tháng năm 2015, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang thị trường Đức đạt 84,4 triệu USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong các mặt hàng tôm xuất sang Đức, lượng tôm chân trắng chiếm áp đảo.
Năm 2011, tôm chân trắng chiếm 35,7% tổng giá trị XK tôm Việt Nam sang Đức với 40,4 triệu USD. Trong khi đó, tôm sú chiếm tới 56,3% với 63,7 triệu USD.
Tuy nhiên, sang năm 2012, tỷ trọng tôm chân trắng đã tăng tới 46,6%, trong khi tỷ trọng tôm sú giảm còn 45,5%.
Năm 2013, tôm chân trắng chiếm 53,4% giá trị XK tôm Việt Nam sang thị trường này trong khi đó tôm sú chiếm gần 40%.
Năm 2014, tôm chân trắng chiếm tới 58% tổng giá trị XK tôm Việt Nam sang Đức, trong khi tôm sú chiếm 34,7%.
Theo VASEP, từ năm 2011-2014, Đức luôn dẫn đầu khối EU về NK tôm Việt Nam. Năm 2014, XK tôm sang thị trường này chiếm tới 20,5% tổng XK tôm Việt Nam sang EU.
Còn theo dữ liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 2014, Việt Nam là nhà cung cấp tôm số 1 cho thị trường Đức, chiếm 18,4% tổng NK tôm của Đức.
VASEP cho biết, tôm nguyên liệu đông lạnh là sản phẩm chính NK vào Đức, chiếm 56,4% tổng NK tôm của Đức trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, Việt Nam dẫn đầu các nước về cung cấp mặt hàng này cho Đức.
Cũng theo VASEP, năm 2014, trung bình một người Đức tiêu thụ 14 kg thủy sản, tăng 0,2 kg so với năm 2013. Dự kiến mức tiêu thụ sẽ ổn định trong năm 2015.
Hiện nay, kinh tế Đức vẫn đang duy trì đà tăng trưởng khả quan với mức dự báo tăng trưởng 1,8% trong năm 2015, tăng 2,1% trong năm 2016 và đạt mức cao nhất vào năm 2017 với mức 2,3%.
Khi kinh tế hồi phục, đồng tiền chung châu Âu tăng giá sẽ kéo theo nhu cầu NK thủy sản trong đó có tôm vào Đức, đây là tín hiệu đáng mừng cho các DN XK tôm Việt Nam vào thị trường này.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Hội Sinh vật cảnh thành phố Đà Lạt, khá nhiều nhà vườn trong thành phố đang trồng, chăm sóc loại chanh cho trái khổng lồ và hiện đã ra trái rất đẹp. Cây chanh không quá to, chiều cao chỉ khoảng 1,20m nhưng cho trái chanh rất lớn, có trái nặng tới 1kg, dáng tròn, lúc còn non trái màu xanh, khi chín trái vàng ươm rất đẹp. Cùi và vỏ của trái chanh khổng lồ có vị ngọt the, ruột vàng chua dịu và thơm. Hiện chanh giống có giá 200 ngàn đồng/cây.

Nói về những tấm gương nông dân làm giàu, tích cực tham gia công tác xã hội, giúp bà con xung quanh cùng vượt khó thoát nghèo trên vùng ngập lũ phía Tây của tỉnh Tiền Giang, mọi người hay nhắc đến ông Trịnh Đông Hải, sinh năm 1951, hiện cư ngụ tại ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy.

Ước tính năng suất vụ nghịch này khoảng 4 tấn. Hiện có thương lái tới tận vườn nhà ông để đặt mua với giá rất cao. Thanh long loại 1 để xuất khẩu, giá 56.000 - 58.000 đ/kg, loại 2 giá 30.000 đ/kg (tăng 8.000 - 10.000 đ/kg so với dịp tết năm ngoái). Với mức giá trên, ông sẽ thu về từ 65 - 80 triệu đồng.

Huyện Sơn Động có hơn 68,5 nghìn ha đất lâm nghiệp (đất có rừng và chưa có rừng). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên hơn 38 nghìn ha gồm rừng gỗ, rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa. 18.657,7/38.188,2 ha đã được quy hoạch thành rừng sản xuất. Đây cũng là diện tích rừng bị xâm hại nhiều nhất năm qua.

Tưởng như vùng chè ở xã miền núi Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) không còn đất sống, thế nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi cây chè được quan tâm, đầu tư. Sau sáu năm, hầu hết diện tích chè ở đây chuyển đổi cây trồng và phương thức canh tác truyền thống sang áp dụng tiêu chuẩn GAP, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.Từ một xã nghèo nhất huyện Yên Thế, nhờ cây chè mà Xuân Lương đang từng bước chuyển mình.