Tôm chân trắng Việt được người Đức ưa chuộng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 9 tháng năm 2015, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang thị trường Đức đạt 84,4 triệu USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong các mặt hàng tôm xuất sang Đức, lượng tôm chân trắng chiếm áp đảo.
Năm 2011, tôm chân trắng chiếm 35,7% tổng giá trị XK tôm Việt Nam sang Đức với 40,4 triệu USD. Trong khi đó, tôm sú chiếm tới 56,3% với 63,7 triệu USD.
Tuy nhiên, sang năm 2012, tỷ trọng tôm chân trắng đã tăng tới 46,6%, trong khi tỷ trọng tôm sú giảm còn 45,5%.
Năm 2013, tôm chân trắng chiếm 53,4% giá trị XK tôm Việt Nam sang thị trường này trong khi đó tôm sú chiếm gần 40%.
Năm 2014, tôm chân trắng chiếm tới 58% tổng giá trị XK tôm Việt Nam sang Đức, trong khi tôm sú chiếm 34,7%.
Theo VASEP, từ năm 2011-2014, Đức luôn dẫn đầu khối EU về NK tôm Việt Nam. Năm 2014, XK tôm sang thị trường này chiếm tới 20,5% tổng XK tôm Việt Nam sang EU.
Còn theo dữ liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 2014, Việt Nam là nhà cung cấp tôm số 1 cho thị trường Đức, chiếm 18,4% tổng NK tôm của Đức.
VASEP cho biết, tôm nguyên liệu đông lạnh là sản phẩm chính NK vào Đức, chiếm 56,4% tổng NK tôm của Đức trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, Việt Nam dẫn đầu các nước về cung cấp mặt hàng này cho Đức.
Cũng theo VASEP, năm 2014, trung bình một người Đức tiêu thụ 14 kg thủy sản, tăng 0,2 kg so với năm 2013. Dự kiến mức tiêu thụ sẽ ổn định trong năm 2015.
Hiện nay, kinh tế Đức vẫn đang duy trì đà tăng trưởng khả quan với mức dự báo tăng trưởng 1,8% trong năm 2015, tăng 2,1% trong năm 2016 và đạt mức cao nhất vào năm 2017 với mức 2,3%.
Khi kinh tế hồi phục, đồng tiền chung châu Âu tăng giá sẽ kéo theo nhu cầu NK thủy sản trong đó có tôm vào Đức, đây là tín hiệu đáng mừng cho các DN XK tôm Việt Nam vào thị trường này.
Có thể bạn quan tâm

Hệ lụy của việc buôn bán và sử dụng chất tạo nạc Salbutamol trên heo vừa mới tạm lắng thì dịch heo tai xanh tái bùng phát và có nguy cơ lây lan. Theo thống kê của Cục Thú y, cả nước có 8 tỉnh, thành xảy ra dịch và buộc phải công bố. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu bị thiệt hại khá nặng nề. Giá heo hơi một thời gian dài không "ngóc đầu" lên nổi thì nay tiếp tục giảm.

Nếu như trước kia chỉ có các chủ vườn xoài mới “bán lá” (theo cách gọi của nhà vườn địa phương) cho thương lái, thì nay hàng loạt vườn trồng cam sành ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã bị nhà vườn bán cho thương lái. Theo đó, chủ vườn thoả thuận giá cả và giao cả mảnh vườn cho thương lái canh tác theo thời gian giao kèo

Suốt hàng chục ngày nay, trên khắp địa bàn huyện Lục Ngạn - Bắc Giang từ các xã Tân Quang, Tân Lập, Nghĩa Hồ, Thanh Hải…không ngừng “nóng” lên bởi hàng nghìn hộ nông dân trồng vải ồ ạt thu gom lá vải khô bán cho các đại lý.

Những ngày gần đây, nhiều hộ dân nuôi tôm sú ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thất thu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng do có hàng vạn con tôm giống và tôm sắp đến kỳ thu hoạch chết hàng loạt.

Trước tình hình giá dừa ở các tỉnh ĐBSCL sụt giảm và không bán được, nhiều cơ sở thu mua dừa ở “vương quốc” dừa Bến Tre cho biết sẵn sàng đặt tiền cọc và tiếp tục thu mua dừa cho nông dân.