Tôm Chân Trắng Tiếp Tục Lấn Át Tôm Sú

Năm 2013 chứng kiến sự soán ngôi ngoạn mục của tôm chân trắng trong XK tôm Việt Nam khi giá trị XK loài tôm này đạt gần 1,58 tỷ USD, tăng 113% so với năm 2012 và chiếm 50,7% tổng giá trị XK tôm, trong khi tôm sú đạt trên 1,33 tỷ USD, chiếm 42,7%, chỉ tăng gần 6,3%. Thống kê XK tôm tháng 1/2014 cho thấy xu hướng này tiếp tục và ngày càng rõ rệt hơn. Tôm chân trắng 61%, sú 31%
Tháng 1/2014, Việt Nam thu về trên 258,6 triệu USD từ XK tôm, trong đó tôm chân trắng chiếm tới gần 61% tỷ trọng với 157,6 triệu USD, trong khi tôm sú chỉ chiếm 31,18% với (80,64 triệu USD).
Năm 2013, nguồn cung tôm thế giới đặc biệt là tôm chân trắng khan hiếm do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch EMS xảy ra tại 2 nước sản xuất lớn nhất thế giới là Thái Lan và Trung Quốc đã dẫn tới nhu cầu tăng mạnh đối với loài tôm này trên các thị trường tiêu thụ quan trọng như Mỹ, Nhật Bản hay EU.
EMS đã được kiểm soát tốt hơn ở Việt Nam trong năm vừa qua nhờ đó sản lượng tôm chân trắng đã tăng đáng kể. Năm 2013, tổng diện tích nuôi tôm chỉ tăng 1,6% so với năm 2012 với 666.000 ha, tuy nhiên diện tích nuôi tôm chân trắng mở rộng nhanh chóng, từ 41.800 ha năm 2012 ha lên 66.000 ha, sản lượng tăng 50,5% từ 186.000 tấn lên 280.000 tấn.
Cuối năm 2013, nhiều địa phương tại ĐBSCL đã thả giống vụ 3, chủ yếu là tôm chân trắng và bước sang vụ tôm mới 2014, nhiều hộ nuôi tôm tại các địa phương đã chuyển từ tôm sú sang nuôi tôm chân trắng.
Xuất khẩu tôm chân trắng sang Mỹ tăng 337,6%
Tháng 1/2014, XK tôm sang Mỹ đạt trên 86,88 triệu USD, tăng 163% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ hiện đang dẫn đầu về NK tôm Việt Nam và đang ngày càng mở rộng thị phần. Cùng kỳ năm ngoái, Mỹ chiếm 22,2% tổng giá trị XK tôm Việt Nam, tương đương với XK sang Nhật Bản. Sang năm 2014, tỷ trọng XK tôm sang thị trường này đã tăng lên tới 33,6%.
Tôm chân trắng Việt Nam vẫn đang được đón nhận trên thị trường Mỹ nhờ đó XK các sản phẩm tôm chân trắng sang Mỹ tăng khả quan ngay từ tháng đầu tiên của năm 2014.
Thống kê từ Hải quan cho thấy, tháng 1/2014, XK tôm chân trắng sang Mỹ đạt trên 67,4 triệu USD, tăng 337,6% so với 15,4 triệu USD tháng 1/2013.
Trong tháng 1/2014, XK tôm sang các thị trường lớn khác cũng tăng mạnh như Nhật Bản và EU tăng 64,3%, XK sang Hàn Quốc tăng 143,5%, sang Australia tăng 96%. Riêng XK sang Trung Quốc giảm 37,7% trong tháng này.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh vừa quyết định thanh lý hơn 27,6ha rừng trồng bị thiệt hại do bão số 11 năm 2013 gây ra tại lô a, khoảnh 8 và 9, tiểu khu 597, xã Tam Sơn; lô a, b, c, d, e, f, g, h, i, khoảnh 2, tiểu khu 608, xã Tam Trà thuộc khu vực Núi Huỳnh (huyện Núi Thành) nằm trong lâm phận của Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh. Khu vực nêu trên trồng keo tai tượng vào năm 2008.

Dù đang sắp bước vào mùa mưa nhưng hầu hết các giếng khoan, giếng đóng của các hộ dân ở xã Bình Hải (Bình Sơn) đều khô khốc, nhất là ở hai thôn Thanh Thủy và Phước Thiện. Hàng chục hécta hành đang ngóng nước về để “duy trì sự sống”. Nhiều hộ dân phải mua nước về tưới cho hành với kinh phí không nhỏ.

Những ngày gần đây, ngư dân tỉnh Khánh Hòa được mùa cá nục, trong khi giá loại cá này vẫn ở mức cao đã giúp nhiều chủ tàu thu lãi hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến đi biển.

Ngoài yếu tố thời tiết năm nay thuận lợi, thì người nuôi cũng đã chủ động và có ý thức hơn trong việc thả nuôi theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo, đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng quy trình công nghệ nuôi tiên tiến, thả con giống có nguồn gốc.

Là một quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu tôm lớn, thế nhưng chúng ta luôn trong tình trạng bấp bênh về giá. Bởi lẽ, chúng ta vẫn phụ thuộc quá lớn vào một thị trường - Trung Quốc.