Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Chân Trắng Chiếm Lợi Thế Xuất Khẩu

Tôm Chân Trắng Chiếm Lợi Thế Xuất Khẩu
Ngày đăng: 17/04/2014

Năm 2013 xuất khẩu (XK) tôm chân trắng đạt gần 1,58 tỉ USD, tăng 113% so với năm 2012 và chiếm 50,7% tổng giá trị XK tôm.

Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, tôm thẻ chân trắng của Việt Nam đang có đà vượt trội về xuất khẩu. Ảnh VGP/Đỗ Hương

Theo nhận định của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2013, nguồn cung tôm thế giới, đặc biệt là tôm chân trắng, khan hiếm do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch EMS.

Hội chứng tôm chết sớm (EMS), hay Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) ở tôm, đã lan rộng ở một số quốc gia châu Á trong năm 2013, gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản những nước này.

Theo ước tính của Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), thiệt hại do dịch EMS đối với ngành nuôi tôm của châu Á - nơi có khoảng một triệu người vẫn sống phụ thuộc vào nghề nuôi trồng thuỷ sản - có thể lên tới khoảng 1 tỉ USD/năm.

Trong năm 2013, hội chứng EMS xảy ra tại 2 nước sản xuất lớn nhất thế giới là Thái Lan và Trung Quốc đã dẫn tới nhu cầu tăng mạnh đối với loài tôm này trên các thị trường tiêu thụ quan trọng như Mỹ, Nhật Bản hay EU - đây cũng là những thị trường lớn của Việt Nam.

EMS đã được kiểm soát tốt hơn ở Việt Nam trong năm vừa qua, nhờ đó sản lượng tôm chân trắng đã tăng đáng kể. Năm 2013, tổng diện tích nuôi tôm chỉ tăng 1,6% so với năm 2012 với 666.000 ha, tuy nhiên diện tích nuôi tôm chân trắng mở rộng nhanh chóng, từ 41.800 ha năm 2012 ha lên 66.000 ha, sản lượng tăng 50,5% từ 186.000 tấn lên 280.000 tấn.

Đặc biệt đối với thị trường Mỹ, XK tôm chân trắng đã tăng 337,6%. Cụ thể, đến tháng 1/2014, XK tôm sang Mỹ đạt trên 86,88 triệu USD, tăng 163% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ hiện đang dẫn đầu về nhập khẩu tôm Việt Nam và đang ngày càng mở rộng thị phần. Cùng kỳ năm ngoái, Mỹ chiếm 22,2% tổng giá trị XK tôm Việt Nam, tương đương với XK sang Nhật Bản. Sang năm 2014, tỷ trọng XK tôm sang thị trường này đã tăng lên tới 33,6%.

Trong tháng 1/2014, XK tôm sang các thị trường lớn khác cũng tăng mạnh như Nhật Bản và EU tăng 64,3%, XK sang Hàn Quốc tăng 143,5%, sang Australia tăng 96%. Riêng XK sang Trung Quốc giảm 37,7% trong tháng này.


Có thể bạn quan tâm

Ồ ạt nuôi cá sấu ở Đồng Nai Ồ ạt nuôi cá sấu ở Đồng Nai

Hiện, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có gần 240 cơ sở nuôi cá sấu với tổng đàn hơn 109 ngàn con, chủ yếu các hộ nuôi loại cá sấu Xiêm và phần lớn tập trung nuôi ở khu vực gần sông, hồ... Đằng sau sự phát triển “nóng” nuôi loại cá hung dữ này với mục đích làm thương phẩm, còn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại.

29/05/2015
Xuất hiện dịch bệnh trên tôm nuôi ở Móng Cái (Quảng Ninh) Xuất hiện dịch bệnh trên tôm nuôi ở Móng Cái (Quảng Ninh)

Theo tin từ Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT), trước tình hình tôm nuôi tại Móng Cái (Quảng Ninh) có hiện tượng chết rải rác, ngày 20-5, chi cục đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh.

29/05/2015
Bắc Giang hỗ trợ 12 cơ sở sản xuất cá giống Bắc Giang hỗ trợ 12 cơ sở sản xuất cá giống

Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang) đang phối hợp với Trung tâm Tư vấn thiết kế và Chuyển giao công nghệ thủy sản (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) lựa chọn, cung ứng 1,5 tấn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn nhân giống cho 12 cơ sở sản xuất cá giống ở các huyện: Lạng Giang, Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa và TP Bắc Giang.

29/05/2015
Trồng mắc ca vì sao Úc chê, Việt Nam hăm hở? Trồng mắc ca vì sao Úc chê, Việt Nam hăm hở?

Tại sao cây mắc ca tốt như thế mà diện tích trên thế giới chỉ 80.000 ha? GS. Hoàng Hòe cho biết, ông đã đi nhiều nơi và không có chỗ nào tốt, thuận lợi với cây mắc ca như ở Tây Nguyên Việt Nam.

29/05/2015
Cây mắc ca cho trái khổng lồ Cây mắc ca cho trái khổng lồ

Đến thăm vườn mắc ca của ông Nguyễn Đức Ba (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương), nhiều nhà khoa học đã tỏ ra vô cùng ngạc nhiên trước một cây mắc ca cho trái tương đương quả trứng gà.

29/05/2015