Tôm Chân Trắng Chiếm Lợi Thế Xuất Khẩu

Năm 2013 xuất khẩu (XK) tôm chân trắng đạt gần 1,58 tỉ USD, tăng 113% so với năm 2012 và chiếm 50,7% tổng giá trị XK tôm.
Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, tôm thẻ chân trắng của Việt Nam đang có đà vượt trội về xuất khẩu. Ảnh VGP/Đỗ Hương
Theo nhận định của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2013, nguồn cung tôm thế giới, đặc biệt là tôm chân trắng, khan hiếm do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch EMS.
Hội chứng tôm chết sớm (EMS), hay Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) ở tôm, đã lan rộng ở một số quốc gia châu Á trong năm 2013, gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản những nước này.
Theo ước tính của Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), thiệt hại do dịch EMS đối với ngành nuôi tôm của châu Á - nơi có khoảng một triệu người vẫn sống phụ thuộc vào nghề nuôi trồng thuỷ sản - có thể lên tới khoảng 1 tỉ USD/năm.
Trong năm 2013, hội chứng EMS xảy ra tại 2 nước sản xuất lớn nhất thế giới là Thái Lan và Trung Quốc đã dẫn tới nhu cầu tăng mạnh đối với loài tôm này trên các thị trường tiêu thụ quan trọng như Mỹ, Nhật Bản hay EU - đây cũng là những thị trường lớn của Việt Nam.
EMS đã được kiểm soát tốt hơn ở Việt Nam trong năm vừa qua, nhờ đó sản lượng tôm chân trắng đã tăng đáng kể. Năm 2013, tổng diện tích nuôi tôm chỉ tăng 1,6% so với năm 2012 với 666.000 ha, tuy nhiên diện tích nuôi tôm chân trắng mở rộng nhanh chóng, từ 41.800 ha năm 2012 ha lên 66.000 ha, sản lượng tăng 50,5% từ 186.000 tấn lên 280.000 tấn.
Đặc biệt đối với thị trường Mỹ, XK tôm chân trắng đã tăng 337,6%. Cụ thể, đến tháng 1/2014, XK tôm sang Mỹ đạt trên 86,88 triệu USD, tăng 163% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ hiện đang dẫn đầu về nhập khẩu tôm Việt Nam và đang ngày càng mở rộng thị phần. Cùng kỳ năm ngoái, Mỹ chiếm 22,2% tổng giá trị XK tôm Việt Nam, tương đương với XK sang Nhật Bản. Sang năm 2014, tỷ trọng XK tôm sang thị trường này đã tăng lên tới 33,6%.
Trong tháng 1/2014, XK tôm sang các thị trường lớn khác cũng tăng mạnh như Nhật Bản và EU tăng 64,3%, XK sang Hàn Quốc tăng 143,5%, sang Australia tăng 96%. Riêng XK sang Trung Quốc giảm 37,7% trong tháng này.
Có thể bạn quan tâm

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.