Tôm Càng Xanh Trúng Lớn

Năm nay không những nuôi tôm càng xanh đạt năng suất cao hơn hẳn các năm trước, mà giá tôm và thức ăn chăn nuôi cũng khá ổn định, nên nhiều hộ nuôi tôm ở Tân Phú (Đồng Nai) trúng lớn.
Xã Trà Cổ được xem là “thủ phủ” nuôi tôm càng xanh của huyện Tân Phú và cũng là nơi có diện tích ao nuôi tập trung lớn nhất của tỉnh, hiện diện tích đã lên đến 40 hécta.
* Tôm trúng mùa
Giữa trưa nắng chang chang, đoàn xe máy của các thương lái mua tôm từ thị trấn Tân Phú hối hả chạy vào cánh đồng ấp 4 xã Trà Cổ để kịp cân tôm đem đi bán. Gần 12 giờ trưa, dưới ao tôm đội quân kéo lưới ngâm mình dưới nước nhiều tiếng đồng hồ cũng bắt đầu gom lưới lựa tôm. Những con tôm lớn (25-30 con/kg) được đưa lên bán, còn tôm nhỏ thả trở lại nuôi thêm khoảng 1 tháng sau tiếp tục đánh bắt.
Các hộ nuôi tôm càng xanh ở đây cho biết, vụ tôm năm nay đạt năng suất cao hơn mọi năm nhờ có lượng mưa tốt. Trong suốt mùa mưa, gần như không bị những đợt hạn kéo dài, nhất là ở những tháng đầu thả tôm (tháng 6 và 7 âm lịch), nhờ vậy tôm lớn khá nhanh. Ông Hoàng Văn Bính, chủ một ao tôm 7 sào, vui mừng cho hay sau 2 lần kéo, ông thu được 5 tạ tôm và dự kiến còn 2 đợt kéo nữa, ước tính vụ này ông sẽ thu trên 1 tấn tôm với thu nhập khoảng 160 triệu đồng.
Anh Hoàng Anh Tuấn, chủ của 3 ao tôm có tổng diện tích hơn 1 hécta, cho biết vụ tôm này năng suất đạt cao nhất so với 3 năm gần đây, phần lớn các ao tôm chỉ thu hoạch khoảng 4 đợt là kết thúc. “Kéo dài thời gian nuôi sẽ giảm lãi vì chi phí cho thức ăn rất cao, tiền giống và thức ăn chiếm khoảng một nửa giá thành, vì vậy tốt nhất chỉ nên kết thúc vụ trong 4 lần kéo. Tuy vậy, nuôi tôm càng xanh không hồi hộp như tôm sú, nếu nuôi không đạt thì chỉ hòa vốn, rất ít trường hợp bị lỗ” - anh Tuấn chia sẻ. Với hơn 1 hécta ao thả 120 ngàn con tôm giống năm nay, anh Tuấn dự kiến vụ tôm năm nay sản lượng đạt khoảng 1,6 - 1,7 tấn tôm. Điều này hoàn toàn có thể, bởi qua 2 đợt đánh bắt anh đã thu được 8 tạ, lượng tôm dưới ao vẫn còn tới hơn một nửa.
* Tăng dần tính chuyên nghiệp
Anh Phan Minh Phước, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Trà Cổ, cho biết diện tích tôm của xã trong mấy năm gần đây tăng liên tục. Hiện tổng diện tích nuôi tôm càng xanh của xã lên đến 40 hécta. Tôm được nuôi tập trung ở 3 ấp: 4, 5 và 6, riêng ấp 4 nhiều nhất với gần 30 hécta. Diện tích ao nuôi của mỗi gia đình từ 1 sào đến trên 1 hécta tùy theo điều kiện vốn đầu tư .
“Tôm càng xanh đòi hỏi nước nuôi phải sạch, ở một số ấp của xã Trà Cổ có lợi thế là nguồn nước tốt, nước chảy từ trong các đồi đá ra rất trong và không bị ô nhiễm, nên người nuôi tôm cũng thuận lợi hơn những nơi khác” - anh Phước nói.
Theo thống kê của UBND xã Trà Cổ, năng suất tôm trung bình ở đây đạt 1,5 tấn/hécta, những năm có thời tiết thuận lợi năng suất lên đến 1,7 tấn/ hécta. So với nuôi cá thì nuôi tôm có lãi cao hơn khá nhiều. Theo tính toán của các hộ nuôi tôm, 1 hécta ao nuôi cá ở đây mỗi năm chỉ có lãi khoảng 40 triệu đồng, nhưng nuôi tôm mức lãi lên đến trên 100 triệu đồng. Cũng vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều gia đình đã chuyển từ nuôi cá sang nuôi tôm nên diện tích tôm hàng năm đều tăng.
Xác định con tôm càng xanh là thế mạnh phát triển kinh tế của xã, để hỗ trợ cho người dân, năm 2012 UBND xã đã mời cán bộ Trung tâm khuyến nông của huyện về tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi tôm nâng dần lên chuyên nghiệp. “Không phải tổ chức tập huấn 1 hoặc 2 ngày, mà mỗi đợt kéo dài 1 tháng, học xong được cấp cả giấy chứng nhận” - anh Phan Minh Phước nói.Năm nay không những nuôi tôm càng xanh đạt năng suất cao hơn hẳn các năm trước, mà giá tôm và thức ăn chăn nuôi cũng khá ổn định, nên nhiều hộ nuôi tôm ở Tân Phú (Đồng Nai) trúng lớn.
Xã Trà Cổ được xem là “thủ phủ” nuôi tôm càng xanh của huyện Tân Phú và cũng là nơi có diện tích ao nuôi tập trung lớn nhất của tỉnh, hiện diện tích đã lên đến 40 hécta.
* Tôm trúng mùa
Giữa trưa nắng chang chang, đoàn xe máy của các thương lái mua tôm từ thị trấn Tân Phú hối hả chạy vào cánh đồng ấp 4 xã Trà Cổ để kịp cân tôm đem đi bán. Gần 12 giờ trưa, dưới ao tôm đội quân kéo lưới ngâm mình dưới nước nhiều tiếng đồng hồ cũng bắt đầu gom lưới lựa tôm. Những con tôm lớn (25-30 con/kg) được đưa lên bán, còn tôm nhỏ thả trở lại nuôi thêm khoảng 1 tháng sau tiếp tục đánh bắt.
Các hộ nuôi tôm càng xanh ở đây cho biết, vụ tôm năm nay đạt năng suất cao hơn mọi năm nhờ có lượng mưa tốt. Trong suốt mùa mưa, gần như không bị những đợt hạn kéo dài, nhất là ở những tháng đầu thả tôm (tháng 6 và 7 âm lịch), nhờ vậy tôm lớn khá nhanh. Ông Hoàng Văn Bính, chủ một ao tôm 7 sào, vui mừng cho hay sau 2 lần kéo, ông thu được 5 tạ tôm và dự kiến còn 2 đợt kéo nữa, ước tính vụ này ông sẽ thu trên 1 tấn tôm với thu nhập khoảng 160 triệu đồng.
Anh Hoàng Anh Tuấn, chủ của 3 ao tôm có tổng diện tích hơn 1 hécta, cho biết vụ tôm này năng suất đạt cao nhất so với 3 năm gần đây, phần lớn các ao tôm chỉ thu hoạch khoảng 4 đợt là kết thúc. “Kéo dài thời gian nuôi sẽ giảm lãi vì chi phí cho thức ăn rất cao, tiền giống và thức ăn chiếm khoảng một nửa giá thành, vì vậy tốt nhất chỉ nên kết thúc vụ trong 4 lần kéo. Tuy vậy, nuôi tôm càng xanh không hồi hộp như tôm sú, nếu nuôi không đạt thì chỉ hòa vốn, rất ít trường hợp bị lỗ” - anh Tuấn chia sẻ. Với hơn 1 hécta ao thả 120 ngàn con tôm giống năm nay, anh Tuấn dự kiến vụ tôm năm nay sản lượng đạt khoảng 1,6 - 1,7 tấn tôm. Điều này hoàn toàn có thể, bởi qua 2 đợt đánh bắt anh đã thu được 8 tạ, lượng tôm dưới ao vẫn còn tới hơn một nửa.
* Tăng dần tính chuyên nghiệp
Anh Phan Minh Phước, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Trà Cổ, cho biết diện tích tôm của xã trong mấy năm gần đây tăng liên tục. Hiện tổng diện tích nuôi tôm càng xanh của xã lên đến 40 hécta. Tôm được nuôi tập trung ở 3 ấp: 4, 5 và 6, riêng ấp 4 nhiều nhất với gần 30 hécta. Diện tích ao nuôi của mỗi gia đình từ 1 sào đến trên 1 hécta tùy theo điều kiện vốn đầu tư .
“Tôm càng xanh đòi hỏi nước nuôi phải sạch, ở một số ấp của xã Trà Cổ có lợi thế là nguồn nước tốt, nước chảy từ trong các đồi đá ra rất trong và không bị ô nhiễm, nên người nuôi tôm cũng thuận lợi hơn những nơi khác” - anh Phước nói.
Theo thống kê của UBND xã Trà Cổ, năng suất tôm trung bình ở đây đạt 1,5 tấn/hécta, những năm có thời tiết thuận lợi năng suất lên đến 1,7 tấn/ hécta. So với nuôi cá thì nuôi tôm có lãi cao hơn khá nhiều. Theo tính toán của các hộ nuôi tôm, 1 hécta ao nuôi cá ở đây mỗi năm chỉ có lãi khoảng 40 triệu đồng, nhưng nuôi tôm mức lãi lên đến trên 100 triệu đồng. Cũng vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều gia đình đã chuyển từ nuôi cá sang nuôi tôm nên diện tích tôm hàng năm đều tăng.
Xác định con tôm càng xanh là thế mạnh phát triển kinh tế của xã, để hỗ trợ cho người dân, năm 2012 UBND xã đã mời cán bộ Trung tâm khuyến nông của huyện về tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi tôm nâng dần lên chuyên nghiệp. “Không phải tổ chức tập huấn 1 hoặc 2 ngày, mà mỗi đợt kéo dài 1 tháng, học xong được cấp cả giấy chứng nhận” - anh Phan Minh Phước nói.
Có thể bạn quan tâm

Anh Đỗ Thanh Bình ở ấp Bố Lá, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) nhiều năm liền là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã. Nhờ thực hiện mô hình trồng rau an toàn (RAT), gia đình anh Bình đã vươn lên khá giả.

Với gần 4 ngàn hécta, mía là một trong những cây trồng có diện tích lớn của Đồng Nai. Nhưng vài năm trở lại đây, nông dân kém mặn mà với cây mía vì hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi nông dân loay hoay với bài toán tìm cây trồng hiệu quả hơn, thì các nhà máy chế biến đường lại lo vì thiếu nguyên liệu sản xuất.

Cuối cùng thì cây mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cũng vượt qua những áp lực lớn về giá tiêu thụ, về sự bùng phát của nghề nuôi tôm thẻ, để tiếp tục duy trì diện tích gieo trồng gần 8.000ha ở niên vụ mía 2014-2015. Tuy nhiên, về lâu dài, cây mía có còn là cây trồng chủ lực trên đất cù lao hay không vẫn chưa có câu trả lời.

Những ngày qua, vụ mùa nuôi tôm chân trắng ở thôn Trường Định bắt đầu thu hoạch. Tại đây có 23 hộ nuôi trên diện tích 15,25 ha, thu về 58,9 tấn tôm. Khác với cảnh mặc ai nấy bán ở những vùng chăn nuôi khác, tại thôn đã thành lập Chi hội nuôi tôm nhằm thống nhất giá, đảm bảo quyền lợi cho hội viên. Với mức giá tôm thương phẩm 125.000 đồng/kg (khoảng 100 con/kg), toàn thôn thu về 7,36 tỉ đồng, người nuôi tôm lãi ròng từ 100-400 triệu đồng/hộ sau khi trừ chi phí.

Một số ngư dân trên sông Vàm Nao vui mừng vì vừa đánh bắt được cá bông lau loại lớn, bình quân mỗi con cân nặng từ 8 - 9kg, bán 320.000 đồng/kg, thu được từ 2,5 – 2,8 triệu đồng/con. Theo ngư dân Trần Văn Chiến (xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới - An Giang), đây là cá nền (cá còn sót lại sau mùa vụ đánh bắt kéo dài trên 4 tháng) nên đa phần cá rất lớn.