Tôm Càng Xanh Trúng Lớn

Năm nay không những nuôi tôm càng xanh đạt năng suất cao hơn hẳn các năm trước, mà giá tôm và thức ăn chăn nuôi cũng khá ổn định, nên nhiều hộ nuôi tôm ở Tân Phú (Đồng Nai) trúng lớn.
Xã Trà Cổ được xem là “thủ phủ” nuôi tôm càng xanh của huyện Tân Phú và cũng là nơi có diện tích ao nuôi tập trung lớn nhất của tỉnh, hiện diện tích đã lên đến 40 hécta.
* Tôm trúng mùa
Giữa trưa nắng chang chang, đoàn xe máy của các thương lái mua tôm từ thị trấn Tân Phú hối hả chạy vào cánh đồng ấp 4 xã Trà Cổ để kịp cân tôm đem đi bán. Gần 12 giờ trưa, dưới ao tôm đội quân kéo lưới ngâm mình dưới nước nhiều tiếng đồng hồ cũng bắt đầu gom lưới lựa tôm. Những con tôm lớn (25-30 con/kg) được đưa lên bán, còn tôm nhỏ thả trở lại nuôi thêm khoảng 1 tháng sau tiếp tục đánh bắt.
Các hộ nuôi tôm càng xanh ở đây cho biết, vụ tôm năm nay đạt năng suất cao hơn mọi năm nhờ có lượng mưa tốt. Trong suốt mùa mưa, gần như không bị những đợt hạn kéo dài, nhất là ở những tháng đầu thả tôm (tháng 6 và 7 âm lịch), nhờ vậy tôm lớn khá nhanh. Ông Hoàng Văn Bính, chủ một ao tôm 7 sào, vui mừng cho hay sau 2 lần kéo, ông thu được 5 tạ tôm và dự kiến còn 2 đợt kéo nữa, ước tính vụ này ông sẽ thu trên 1 tấn tôm với thu nhập khoảng 160 triệu đồng.
Anh Hoàng Anh Tuấn, chủ của 3 ao tôm có tổng diện tích hơn 1 hécta, cho biết vụ tôm này năng suất đạt cao nhất so với 3 năm gần đây, phần lớn các ao tôm chỉ thu hoạch khoảng 4 đợt là kết thúc. “Kéo dài thời gian nuôi sẽ giảm lãi vì chi phí cho thức ăn rất cao, tiền giống và thức ăn chiếm khoảng một nửa giá thành, vì vậy tốt nhất chỉ nên kết thúc vụ trong 4 lần kéo. Tuy vậy, nuôi tôm càng xanh không hồi hộp như tôm sú, nếu nuôi không đạt thì chỉ hòa vốn, rất ít trường hợp bị lỗ” - anh Tuấn chia sẻ. Với hơn 1 hécta ao thả 120 ngàn con tôm giống năm nay, anh Tuấn dự kiến vụ tôm năm nay sản lượng đạt khoảng 1,6 - 1,7 tấn tôm. Điều này hoàn toàn có thể, bởi qua 2 đợt đánh bắt anh đã thu được 8 tạ, lượng tôm dưới ao vẫn còn tới hơn một nửa.
* Tăng dần tính chuyên nghiệp
Anh Phan Minh Phước, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Trà Cổ, cho biết diện tích tôm của xã trong mấy năm gần đây tăng liên tục. Hiện tổng diện tích nuôi tôm càng xanh của xã lên đến 40 hécta. Tôm được nuôi tập trung ở 3 ấp: 4, 5 và 6, riêng ấp 4 nhiều nhất với gần 30 hécta. Diện tích ao nuôi của mỗi gia đình từ 1 sào đến trên 1 hécta tùy theo điều kiện vốn đầu tư .
“Tôm càng xanh đòi hỏi nước nuôi phải sạch, ở một số ấp của xã Trà Cổ có lợi thế là nguồn nước tốt, nước chảy từ trong các đồi đá ra rất trong và không bị ô nhiễm, nên người nuôi tôm cũng thuận lợi hơn những nơi khác” - anh Phước nói.
Theo thống kê của UBND xã Trà Cổ, năng suất tôm trung bình ở đây đạt 1,5 tấn/hécta, những năm có thời tiết thuận lợi năng suất lên đến 1,7 tấn/ hécta. So với nuôi cá thì nuôi tôm có lãi cao hơn khá nhiều. Theo tính toán của các hộ nuôi tôm, 1 hécta ao nuôi cá ở đây mỗi năm chỉ có lãi khoảng 40 triệu đồng, nhưng nuôi tôm mức lãi lên đến trên 100 triệu đồng. Cũng vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều gia đình đã chuyển từ nuôi cá sang nuôi tôm nên diện tích tôm hàng năm đều tăng.
Xác định con tôm càng xanh là thế mạnh phát triển kinh tế của xã, để hỗ trợ cho người dân, năm 2012 UBND xã đã mời cán bộ Trung tâm khuyến nông của huyện về tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi tôm nâng dần lên chuyên nghiệp. “Không phải tổ chức tập huấn 1 hoặc 2 ngày, mà mỗi đợt kéo dài 1 tháng, học xong được cấp cả giấy chứng nhận” - anh Phan Minh Phước nói.Năm nay không những nuôi tôm càng xanh đạt năng suất cao hơn hẳn các năm trước, mà giá tôm và thức ăn chăn nuôi cũng khá ổn định, nên nhiều hộ nuôi tôm ở Tân Phú (Đồng Nai) trúng lớn.
Xã Trà Cổ được xem là “thủ phủ” nuôi tôm càng xanh của huyện Tân Phú và cũng là nơi có diện tích ao nuôi tập trung lớn nhất của tỉnh, hiện diện tích đã lên đến 40 hécta.
* Tôm trúng mùa
Giữa trưa nắng chang chang, đoàn xe máy của các thương lái mua tôm từ thị trấn Tân Phú hối hả chạy vào cánh đồng ấp 4 xã Trà Cổ để kịp cân tôm đem đi bán. Gần 12 giờ trưa, dưới ao tôm đội quân kéo lưới ngâm mình dưới nước nhiều tiếng đồng hồ cũng bắt đầu gom lưới lựa tôm. Những con tôm lớn (25-30 con/kg) được đưa lên bán, còn tôm nhỏ thả trở lại nuôi thêm khoảng 1 tháng sau tiếp tục đánh bắt.
Các hộ nuôi tôm càng xanh ở đây cho biết, vụ tôm năm nay đạt năng suất cao hơn mọi năm nhờ có lượng mưa tốt. Trong suốt mùa mưa, gần như không bị những đợt hạn kéo dài, nhất là ở những tháng đầu thả tôm (tháng 6 và 7 âm lịch), nhờ vậy tôm lớn khá nhanh. Ông Hoàng Văn Bính, chủ một ao tôm 7 sào, vui mừng cho hay sau 2 lần kéo, ông thu được 5 tạ tôm và dự kiến còn 2 đợt kéo nữa, ước tính vụ này ông sẽ thu trên 1 tấn tôm với thu nhập khoảng 160 triệu đồng.
Anh Hoàng Anh Tuấn, chủ của 3 ao tôm có tổng diện tích hơn 1 hécta, cho biết vụ tôm này năng suất đạt cao nhất so với 3 năm gần đây, phần lớn các ao tôm chỉ thu hoạch khoảng 4 đợt là kết thúc. “Kéo dài thời gian nuôi sẽ giảm lãi vì chi phí cho thức ăn rất cao, tiền giống và thức ăn chiếm khoảng một nửa giá thành, vì vậy tốt nhất chỉ nên kết thúc vụ trong 4 lần kéo. Tuy vậy, nuôi tôm càng xanh không hồi hộp như tôm sú, nếu nuôi không đạt thì chỉ hòa vốn, rất ít trường hợp bị lỗ” - anh Tuấn chia sẻ. Với hơn 1 hécta ao thả 120 ngàn con tôm giống năm nay, anh Tuấn dự kiến vụ tôm năm nay sản lượng đạt khoảng 1,6 - 1,7 tấn tôm. Điều này hoàn toàn có thể, bởi qua 2 đợt đánh bắt anh đã thu được 8 tạ, lượng tôm dưới ao vẫn còn tới hơn một nửa.
* Tăng dần tính chuyên nghiệp
Anh Phan Minh Phước, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Trà Cổ, cho biết diện tích tôm của xã trong mấy năm gần đây tăng liên tục. Hiện tổng diện tích nuôi tôm càng xanh của xã lên đến 40 hécta. Tôm được nuôi tập trung ở 3 ấp: 4, 5 và 6, riêng ấp 4 nhiều nhất với gần 30 hécta. Diện tích ao nuôi của mỗi gia đình từ 1 sào đến trên 1 hécta tùy theo điều kiện vốn đầu tư .
“Tôm càng xanh đòi hỏi nước nuôi phải sạch, ở một số ấp của xã Trà Cổ có lợi thế là nguồn nước tốt, nước chảy từ trong các đồi đá ra rất trong và không bị ô nhiễm, nên người nuôi tôm cũng thuận lợi hơn những nơi khác” - anh Phước nói.
Theo thống kê của UBND xã Trà Cổ, năng suất tôm trung bình ở đây đạt 1,5 tấn/hécta, những năm có thời tiết thuận lợi năng suất lên đến 1,7 tấn/ hécta. So với nuôi cá thì nuôi tôm có lãi cao hơn khá nhiều. Theo tính toán của các hộ nuôi tôm, 1 hécta ao nuôi cá ở đây mỗi năm chỉ có lãi khoảng 40 triệu đồng, nhưng nuôi tôm mức lãi lên đến trên 100 triệu đồng. Cũng vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều gia đình đã chuyển từ nuôi cá sang nuôi tôm nên diện tích tôm hàng năm đều tăng.
Xác định con tôm càng xanh là thế mạnh phát triển kinh tế của xã, để hỗ trợ cho người dân, năm 2012 UBND xã đã mời cán bộ Trung tâm khuyến nông của huyện về tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi tôm nâng dần lên chuyên nghiệp. “Không phải tổ chức tập huấn 1 hoặc 2 ngày, mà mỗi đợt kéo dài 1 tháng, học xong được cấp cả giấy chứng nhận” - anh Phan Minh Phước nói.
Có thể bạn quan tâm

Dự kiến tháng 12 tới, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ, hiện Cục chăn nuôi đang hoàn tất nội dung dự thảo này.

Chỉ vài con trâu, bò thôi cũng đã là tài sản quý giá đối với nhiều nông dân. Bảo vệ an toàn vật nuôi, không để đói rét, đột quỵ gây thiệt hại được ngành thú y và bà con rất quan tâm.

Vùng sản xuất rau an toàn của Hợp tác xã (HTX) Yên Phú (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vào vụ cuối năm tất bật hơn. Với nhiều loại rau được chăm sóc kỹ lưỡng, nông dân Yên Mỹ đã sẵn sàng cung ứng phục vụ thị trường Tết.

Ngân sách huyện hỗ trợ các hộ tham gia mô hình 50% lượng phân kali, Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu tỉnh cho mượn 5 triệu đồng/ha, không tính lãi, sau khi thu hoạch mì nông dân sẽ thanh toán lại cho nhà máy.

Nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho bò là cây bắp non khoảng 80 ngày. Hiện công ty có vùng nguyên liệu 200 hécta trong tỉnh, song phải tiếp tục mở rộng mới đủ. Nông dân ký hợp đồng cung cấp cây bắp có thể làm 4 vụ/năm, giá mua cây bắp từ 1.100 -1.200 đồng/kg, nếu chăm sóc tốt có thể đạt trên 200 tấn cây bắp/hécta/năm.