Tôm, Cá Nuôi Thắng Lớn

Người nuôi tôm biển, cá lóc ở Trà Vinh đang thắng lớn, nhiều hộ dân thu lợi nhuận trên một tỷ đồng.
Tôm lãi 1 tỷ đồng/hộ
Ông Trần Hải Quân, người nuôi tôm thẻ chân trắng ấp 3, xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang, Trà Vinh) nói: "Vụ nuôi tôm biển năm nay khá thuận lợi cả về thời tiết lẫn dịch bệnh, tuy có lúc gặp bất lợi về giá cả, nhưng nhìn chung là thắng lợi.
Sau gần 2 tháng giá con tôm thẻ chân trắng giảm xuống dưới giá thành sản xuất thì nay đã tăng trở lại, đang đứng ở mức 112.000 đ/kg (loại 100 con/kg). Tôm sú loại 40 con/kg cũng đang có giá trên 180.000 đ/kg. Với mức giá này hộ dân nào nuôi không bị dịch bệnh thì đúng là 1 vốn 1 lãi".
Đi vòng các xã ven biển của tỉnh Trà Vinh, ai cũng cảm nhận được không khí chiến thắng của một vụ tôm nuôi. Không khí rộn ràng, phấn khởi bao trùm khắp các vuông tôm.
Ông Nguyễn Hữu Lợi, kỹ sư thủy sản chia sẻ, vụ nuôi tôm biển năm nay ở Trà Vinh có nhiều người thắng lớn nhờ thời tiết thuận lợi, nông dân tuân thủ các biện pháp kỹ thuật trong quá trình nuôi. Đến thời điểm này đã có khá nhiều hộ nuôi tôm biển thu lợi từ 1 tỷ đồng trở lên.
Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Mỹ Long Nam (Cầu Ngang, Trà Vinh), toàn xã có 2 hộ thu lợi nhuận từ 1 - 3 tỷ đồng, 5 hộ từ 500 - 700 triệu đồng, 16 hộ từ 300 - 500 triệu đồng...
Theo đánh giá của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh, đến nay toàn tỉnh đã có trên 18.034 lượt hộ thả nuôi tôm sú trên diện tích 19.285 ha, sản lượng thu hoạch được gần 11.547 tấn tôm sú. Còn tôm thẻ chân trắng đã có 9.837 lượt hộ thả nuôi trên diện tích 5.113 ha, sản lượng thu hoạch trên 21.400 tấn, đạt 148,6% so với kế hoạch năm...
Còn ở xã Hiệp Thạnh (Duyên Hải, Trà Vinh) - ông Nguyễn Văn Kiên, chủ tịch UBND xã cũng cho biết, vụ tôm năm nay toàn xã có 215 hộ nuôi tôm sú và 288 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, tổng diện tích thả nuôi 260 ha mặt nước. Kết quả đến nay đã thu hoạch được 475 tấn tôm, đạt gần 100% diện tích thả nuôi.
Qua khảo sát của địa phương đã có trên 400 hộ nuôi có lãi, trong đó có 5 hộ lợi nhuận trên 1 tỷ đồng.
Nuôi cá lóc lãi 1 tỷ đồng/ha
Ông Nguyễn Văn Thanh, người nuôi cá lóc ở ấp Chợ (thị trần Trà Cú, Trà Vinh) cho biết, hơn 1 tháng trở lại đây, giá cá lóc đã tăng trở lại, hiện đứng ở mức 42.000 - 45.000 đ/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí người nuôi lãi khoảng 15.000 đ/kg trở lên. Bình quân 1.000 m2 nước sau 5 tháng thả nuôi cá lóc bà con thu lãi trên 1,5 tỷ đồng/vụ.
Ông Ngô Văn Nghiêm, ấp Vàm Bến Tranh, xã Định An (huyện Trà Cú) đã nhiều năm nuôi cá lóc cho rằng, ngay mùa nước nổi mà cá lóc vẫn tăng giá là ngoài dự đoán của người nuôi. Đây là điều bất ngờ, sản lượng cá thương phẩm đáp ứng không đủ nhu cầu nên các thương lái thu mua luôn cá chưa đến lứa.
Đối với những ao cá lóc đạt chuẩn 2 con/kg thì các thương lái thu mua với giá 46.000 đ/kg. Đây là mức giá cao nhất kể từ ngày ông Nghiêm biết nuôi cá lóc thương phẩm đến nay.
Theo ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng NN - PTNT Trà Cú, Trà Vinh, đến thời điểm này toàn huyện đã có 1.120 hộ dân thả nuôi cá lóc trên diện tích khoảng 160 ha, sản lượng đã thu hoạch trên 20.000 tấn, đạt trên 100% kế hoạch năm. Hầu hết các hộ nuôi cá lóc thu hoạch vào thời điểm này đều thắng lớn, bình quân 1 ha bà con thu về 1 - 1,5 tỷ/ha.
Giá cá lóc nguyên liệu tăng mạnh địa phương rất mừng nhưng vẫn luôn khuyến cáo nông dân nên tuân thủ mật độ nuôi, lịch thời vụ, môi trường nước... Không vì giá cao mà phát triển ồ ạt, phá vỡ quy hoạch sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...

Cứ tưởng rằng ở trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ và độc đáo, một lão nông được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã "phát tài" nhờ nuôi thành công con cá tầm. Ông tên là Hà Văn Vận, dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Dương Văn Trọng, ở tổ 12, phường Tích Lương, T.P Thái Nguyên vẫn nuôi 500 con lợn bột, 50 con lợn nái/lứa và không tăng đàn.

Năm 2013 khép lại, đánh dấu sự thành công của nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nhiều vùng nuôi liên tục thất bát trong năm trước, nay lại được mùa đã góp phần đem lại “sinh khí” mới cho loại hình nuôi trồng thủy sản này.

Cũng theo GS-TS Võ Tòng Xuân - cố vấn mô hình sản xuất lúa sạch của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Thanh Liêm (Đồng Tháp) thì hiện nay, sản phẩm Việt Nam xuất sang thị trường các nước được kiểm định rất nghiêm ngặt, nhất là thị trường Nhật Bản. Hiện nước này có đến 600 mẫu kiểm định, nếu kiểm định sản phẩm có chứa những chất này họ sẽ không nhập khẩu.