Tôm Át Chủ Bài Của Xuất Khẩu Thủy Sản

Dư vị đậm đà của xuất khẩu thủy sản năm 2014 khi mục tiêu là 7 tỷ USD, qua 11 tháng đã vượt, và kim ngạch cả năm 2014 đạt tới 7,8 tỷ USD.
Tôm có vị thế đó vì duy trì tỷ trọng trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Năm 2014, tôm Việt Nam có mặt tại 15 thị trường thống kê được danh tính, nghĩa là còn một số địa chỉ khác gộp vào nhóm “các thị trường khác”. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam với 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, trong khi chiếm gần 30% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Về trị giá, xuất khẩu tôm vào Mỹ hơn xuất khẩu sang Nhật Bản xếp thứ 2 gần 9% và xếp thứ 3 là khối EU khoảng 10% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Nhu cầu tiêu thụ tôm theo đầu người của Mỹ là 1,63kg - mức độ hàng đầu về khẩu phần trên thế giới, và 90% nhu cầu phải nhập khẩu, nên thị phần mang tôm vào Mỹ là ấn tượng. Hơn nữa, năm 2014, việc lượng tôm của Thái Lan, Trung Quốc vào Mỹ sụt giảm, mở đường cho tôm Việt Nam vượt lên không chỉ ở Mỹ mà còn cả Nhật Bản. Thái Lan từ vị trí số 1 xuất khẩu sang Mỹ xuống hạng 3. Nguồn tôm từ Trung Quốc cũng giảm. Trong khi đó, tôm của Việt Nam sau sa sút năm 2012, 2013 đã tăng, 2014 tiếp tục tăng, 10 tháng đã vượt cả năm 2013.
Cùng với đó là cơ cấu xuất khẩu tôm vào Mỹ được cải thiện. Năm 2010 tỷ trọng tôm tươi sống/đông lạnh/khô chiếm trên 70%, đến hết tháng 10/2014 chỉ còn 55%. Thế chỗ là tỷ trọng tôm chế biến tăng lên.
Một trong những thành tố dẫn tới việc tăng nói trên bởi những “kho tôm” như Cà Mau, Kiên Giang cả diện tích và sản lượng đều tăng so với năm trước cùng việc đổi mới nuôi trồng và chế biến.
Trong hành trang vào thương trường năm nay và những năm tiếp theo, chẳng những chỉ tăng phần tôm chế biến mà trong mỗi con tôm phải được cam kết về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy chuẩn quốc tế. Điều đó phải là màn đại hợp xướng gồm các “bè”: dân lênh đênh trên sóng nước - người trần mình với vuông tôm - thợ thoăn thoắt chế biến - doanh nhân bám thị trường - nhà khoa học tâm huyết với nhạc trưởng là ngành quản lý. Nhà xúc tiến xuất khẩu có vai trò phối khí, hòa âm.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở lươn đồng giai đoạn giống, giai đoạn nuôi thương phẩm và các biện pháp phòng, trị bệnh”. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 886,5 triệu đồng, từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Thấy hiệu quả từ việc nuôi heo rừng lai, hai anh em rể Nguyễn Văn Nhẫn và Vũ Ngọc Hùng (thôn 3, xã Tiên Lãnh, Tiên Phước - Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư mô hình này và bước đầu cho kết quả khả quan.

Vụ xuân 2012, xã Nghĩa Tân- vùng chuyên trồng lúa đặc sản của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã ứng dụng TBKT, mở rộng diện tích gieo sạ hàng. Đây là năm đầu tiên địa phương này tổ chức gieo sạ đại trà.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá tra, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của vùng ĐBSCL, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước nhanh chóng triển khai việc cho vay với lãi suất ưu đãi cho chăn nuôi và thủy sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này nguồn vốn ưu đãi vẫn còn "xa tầm với" của doanh nghiệp (DN) và người nuôi cá. Vẫn khó tiếp cận vốn

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, Công an, Tài chính, Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp, có biện pháp xử lý nghiêm để ngăn chặn tình trạng nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.