Tôm Át Chủ Bài Của Xuất Khẩu Thủy Sản

Dư vị đậm đà của xuất khẩu thủy sản năm 2014 khi mục tiêu là 7 tỷ USD, qua 11 tháng đã vượt, và kim ngạch cả năm 2014 đạt tới 7,8 tỷ USD.
Tôm có vị thế đó vì duy trì tỷ trọng trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Năm 2014, tôm Việt Nam có mặt tại 15 thị trường thống kê được danh tính, nghĩa là còn một số địa chỉ khác gộp vào nhóm “các thị trường khác”. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam với 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, trong khi chiếm gần 30% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Về trị giá, xuất khẩu tôm vào Mỹ hơn xuất khẩu sang Nhật Bản xếp thứ 2 gần 9% và xếp thứ 3 là khối EU khoảng 10% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Nhu cầu tiêu thụ tôm theo đầu người của Mỹ là 1,63kg - mức độ hàng đầu về khẩu phần trên thế giới, và 90% nhu cầu phải nhập khẩu, nên thị phần mang tôm vào Mỹ là ấn tượng. Hơn nữa, năm 2014, việc lượng tôm của Thái Lan, Trung Quốc vào Mỹ sụt giảm, mở đường cho tôm Việt Nam vượt lên không chỉ ở Mỹ mà còn cả Nhật Bản. Thái Lan từ vị trí số 1 xuất khẩu sang Mỹ xuống hạng 3. Nguồn tôm từ Trung Quốc cũng giảm. Trong khi đó, tôm của Việt Nam sau sa sút năm 2012, 2013 đã tăng, 2014 tiếp tục tăng, 10 tháng đã vượt cả năm 2013.
Cùng với đó là cơ cấu xuất khẩu tôm vào Mỹ được cải thiện. Năm 2010 tỷ trọng tôm tươi sống/đông lạnh/khô chiếm trên 70%, đến hết tháng 10/2014 chỉ còn 55%. Thế chỗ là tỷ trọng tôm chế biến tăng lên.
Một trong những thành tố dẫn tới việc tăng nói trên bởi những “kho tôm” như Cà Mau, Kiên Giang cả diện tích và sản lượng đều tăng so với năm trước cùng việc đổi mới nuôi trồng và chế biến.
Trong hành trang vào thương trường năm nay và những năm tiếp theo, chẳng những chỉ tăng phần tôm chế biến mà trong mỗi con tôm phải được cam kết về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy chuẩn quốc tế. Điều đó phải là màn đại hợp xướng gồm các “bè”: dân lênh đênh trên sóng nước - người trần mình với vuông tôm - thợ thoăn thoắt chế biến - doanh nhân bám thị trường - nhà khoa học tâm huyết với nhạc trưởng là ngành quản lý. Nhà xúc tiến xuất khẩu có vai trò phối khí, hòa âm.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian dài thực hiện lệnh kiểm soát biên giới của Bắc Kinh, gần đây thương nhân Trung Quốc đã quay lại mua gạo tiểu ngạch từ Việt Nam. Điều này đã phần nào khuyến khích giá lúa gạo thị trường nội địa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bật tăng trở lại trong những ngày qua.

Những năm trước đây, gia đình ông Chí A Câu là một trong những hộ thuộc diện nghèo ở Cây Gáo. Dù làm nhiều nghề khác nhau nhưng cái nghèo vẫn đeo bám mãi. Năm 2009, ông bắt đầu nghề nuôi dê nhờ được hỗ trợ 4 con dê theo Chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo của tỉnh.

Từ lâu, người tiêu dùng gần xa đã quen với chất lượng sản phẩm khoai môn của xã Mỹ An Hưng và xã Hội An Đông. Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm về chất lượng, song một thời gian dài 2 sản phẩm này vẫn bị “cào bằng” chung giá với những sản phẩm cùng loại.

Một trong những điểm nhấn của khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh 5 năm qua là đã xuất hiện nhiều hợp tác xã (HTX) làm ăn có hiệu quả. Từ đây, các HTX ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.