Toàn Tỉnh Thu Hoạch Được 1.988 Ha Tôm Nuôi, Sản Lượng 4.546 Tấn

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (thuộc Sở NN-PTNT), cho biết: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Định đưa vào nuôi tôm trên diện tích 2.229 ha mặt nước, vụ 1 là 1.946 ha, vụ 2 là 272 ha. Đến thời điểm này, người nuôi tôm đã thu hoạch được 1.988 ha, sản lượng tôm nuôi đạt hơn 4.546 tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, Phù Mỹ 2.365 tấn, Phù Cát 790 tấn, Tuy Phước 644 tấn, Hoài Nhơn 613 tấn, Quy Nhơn 135 tấn.
Đáng ghi nhận là tình hình dịch bệnh tôm nuôi năm nay được khống chế tốt, toàn tỉnh chỉ có 59,3 ha tôm nuôi bị dịch bệnh, chiếm 2,4% tổng diện tích. Giá tôm năm nay khá ổn định và cao hơn các năm trước từ 30-40%: giá tôm thẻ chân trắng bình quân từ 125 - 135 ngàn đồng/kg (loại 100 con/kg); giá tôm sú 170 - 180 ngàn đồng/kg (loại 40 con/kg); hầu hết người nuôi tôm đều có thu nhập khá.
Hiện nay, mùa mưa lũ đang đến gần, ngành Thủy sản tỉnh yêu cầu người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu hoạch những diện tích tôm còn lại và có biện pháp bảo vệ an toàn những diện tích nuôi tôm trên cát, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa và UBND huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức lấy ý kiến nông dân xã Phú Lộc về việc tham gia dự án “cánh đồng lớn liên kết sản xuất tiêu thụ cà phê 4C trên địa bàn các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú”.
Với nhiều ưu điểm vượt trội như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu đổ ngã tốt, đặc biệt hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo rất cao... giống lúa đỏ mang tên Ngọc đỏ hương dứa, được một nông dân ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) sáng tạo đang thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh và một số đối tác nước ngoài.

Người trồng mía ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa trải qua một vụ mía khó khăn do giá đường xuống thấp, nắng hạn kéo dài. Trong vụ mía 2015 - 2016, nông dân trồng mía hy vọng Công ty Cổ phần (CP) Đường Ninh Hòa có nhiều chính sách nhằm giảm khó khăn trong sản xuất, tăng năng suất và chất lượng mía.

Sa nhân là cây dược liệu quý đã gắn bó lâu đời với người dân xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La). Với nhiều ưu điểm như: dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, giá bán cao nên cây sa nhân đã và đang là cây trồng đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho nhiều gia đình ở Tân Lập.

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục, diện tích mía ở ĐBSCL đang dần bị phá bỏ và thay thế bằng các cây trồng khác.