Toàn tỉnh đã xây dựng được 118 cánh đồng mẫu lớn và 51 cánh đồng tiên tiến

Vụ sản xuất này, toàn tỉnh đã xây dựng được 118 CĐML sản xuất lúa, cây trồng cạn và 51 cánh đồng tiên tiến sản xuất lúa, tổng diện tích 5.634 ha với 32.531 nông hộ tham gia.
Ngành Nông nghiệp tỉnh đã tổ chức 41 lớp tập huấn hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình kỹ thuật vào thực tế sản xuất.
Ngoài ra, trên 10 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia xây dựng CĐML cũng đã hỗ trợ kỹ thuật và cho nông dân ứng trước giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để sản xuất (không tính lãi suất) cuối vụ nông dân hoàn trả lại cho doanh nghiệp.
Đáng chú ý là có 3 doanh nghiệp:
Tổng Công ty VTNN Nghệ An (Nghệ An); Tổng Công ty giống cây trồng Thái Bình (Thái Bình) và Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Tất Thắng (Đắk Nông) vẫn duy trì liên kết sản xuất và thu mua sản phẩm cho bà con nông dân tại Tuy Phước, Hoài Nhơn, thị xã An Nhơn, Phù Cát.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, Việt Nam đã NK bông nguyên liệu từ 19 nước trên tổng số 55 quốc gia châu Phi. Các nước cung cấp chính chủ yếu nằm ở khu vực Tây Phi và một số nước Đông Phi. Một số DN Việt Nam nhận xét, nguồn bông này có chất lượng khá tốt, giá hợp lý và phù hợp với yêu cầu sản xuất tại Việt Nam.

Tuy diện tích tăng hàng năm không nhiều, nhưng sản lượng thì tăng khá nhanh, do được đầu tư sản xuất theo hình thức thâm canh, bán thâm canh theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc hình thành các vùng nuôi tập trung với các đối tượng như: cá tra, cá trê lai, rô đồng, thát lát…

Theo đó, Quy chuẩn quy định những điều kiện về địa điểm nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của cơ sở nuôi thâm canh cá Tra trong ao (cơ sở nuôi) để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc.