Toàn Tỉnh Đã Trồng Được Hơn 1.195 Ha Rừng Các Loại

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, tính đến hết tháng 8, các đơn vị chức năng, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tiến hành trồng được 1.195,2 ha rừng các loại, đạt 100,8% kế hoạch đề ra.
Trong đó, diện tích rừng phòng hộ đã trồng được 5,6 ha, rừng sản xuất: 1.189,6 ha, rừng thay thế: 119 ha. Các giống cây rừng được trồng trong năm nay chủ yếu là sao đen, muồng đen, keo lá tràm, bời lời đỏ…
Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, qua kiểm tra thì hầu hết diện tích rừng trồng đang được quản lý, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên tỷ lệ cây sống đạt khá cao. Ðể đạt được kết quả trên, đơn vị cũng đã tuyên truyền phổ biến cho người dân nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng và hoạch toán chi phí đầu tư để biết giá trị kinh tế từ rừng mang lại.
Ðơn vị cũng đã phối hợp với các xã, thôn, bon thực hiện tốt việc tập huấn, cung ứng giống, thuốc bảo vệ thực vật trong suốt mùa trồng rừng trong năm. Cơ quan chuyên môn còn đôn đốc, hướng dẫn đơn vị, người dân thực hiện hiệu quả các mặt từ biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng đến các khâu phòng chống cháy rừng. Việc trồng rừng đã được cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương chú trọng gắn với công tác khuyến lâm nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Từ góc độ khoa học trên, liên hệ với thực tế SX ngô trong các vụ xuân và HT ở các tỉnh phía Bắc nước ta có thể xác định ra 3 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ngô không hạt.

Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng nhanh, và xu hướng tăng này đã bắt đầu từ vài hôm trước. Nhiều dự báo cho rằng khả năng lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt với khối lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký nhưng chưa giao còn hơn 2 triệu tấn.

Anh Đỗ Thanh Bình ở ấp Bố Lá, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) nhiều năm liền là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã. Nhờ thực hiện mô hình trồng rau an toàn (RAT), gia đình anh Bình đã vươn lên khá giả.

Với gần 4 ngàn hécta, mía là một trong những cây trồng có diện tích lớn của Đồng Nai. Nhưng vài năm trở lại đây, nông dân kém mặn mà với cây mía vì hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi nông dân loay hoay với bài toán tìm cây trồng hiệu quả hơn, thì các nhà máy chế biến đường lại lo vì thiếu nguyên liệu sản xuất.

Cuối cùng thì cây mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cũng vượt qua những áp lực lớn về giá tiêu thụ, về sự bùng phát của nghề nuôi tôm thẻ, để tiếp tục duy trì diện tích gieo trồng gần 8.000ha ở niên vụ mía 2014-2015. Tuy nhiên, về lâu dài, cây mía có còn là cây trồng chủ lực trên đất cù lao hay không vẫn chưa có câu trả lời.