Toàn Tỉnh Đã Trồng Được Hơn 1.195 Ha Rừng Các Loại

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, tính đến hết tháng 8, các đơn vị chức năng, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tiến hành trồng được 1.195,2 ha rừng các loại, đạt 100,8% kế hoạch đề ra.
Trong đó, diện tích rừng phòng hộ đã trồng được 5,6 ha, rừng sản xuất: 1.189,6 ha, rừng thay thế: 119 ha. Các giống cây rừng được trồng trong năm nay chủ yếu là sao đen, muồng đen, keo lá tràm, bời lời đỏ…
Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, qua kiểm tra thì hầu hết diện tích rừng trồng đang được quản lý, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên tỷ lệ cây sống đạt khá cao. Ðể đạt được kết quả trên, đơn vị cũng đã tuyên truyền phổ biến cho người dân nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng và hoạch toán chi phí đầu tư để biết giá trị kinh tế từ rừng mang lại.
Ðơn vị cũng đã phối hợp với các xã, thôn, bon thực hiện tốt việc tập huấn, cung ứng giống, thuốc bảo vệ thực vật trong suốt mùa trồng rừng trong năm. Cơ quan chuyên môn còn đôn đốc, hướng dẫn đơn vị, người dân thực hiện hiệu quả các mặt từ biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng đến các khâu phòng chống cháy rừng. Việc trồng rừng đã được cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương chú trọng gắn với công tác khuyến lâm nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai được triển khai tại xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong vụ Mùa 2014, quy mô 4,3 ha, gồm 32 hộ tham gia, sản xuất bằng giống bắp PAC 999 và CP 333. Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật...

Huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đang triển khai trồng thêm 2 ha cây tam thất tại thôn Đội 4, xã Nàn Sán (1 ha); thôn Ngã 3, xã Mản Thẩn (1 ha) và giao cho các nhóm hộ thực hiện. Hiện nay, việc làm giàn cơ bản đã xong, giống cây cũng đã sẵn sàng để tiến hành trồng ngay trong tháng 11 này. Ước tính kinh phí đầu tư trồng 1 ha tam thất từ 700 đến 800 triệu đồng.

Mấy năm gần đây, diện tích trồng điều ở Bình Phước bị thu hẹp do một bộ phận nông dân chặt bỏ để trồng cây công nghiệp hoặc cây ăn trái có giá trị hơn. Tuy nhiên, không ít hộ vẫn giữ vườn điều và thu nhập cao bằng cách trồng xen ca cao, cây ăn trái. Hộ chị Nguyễn Thị Thanh Thủy ở thôn 12, xã Long Hà (Bù Gia Mập) đã giàu lên nhờ trồng xen ca cao vào vườn điều.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn Hà Nội thời gian qua vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, điều này tạo thách thức không nhỏ đối với sự phát triển chung của ngành nông nghiệp Thủ đô.

Ít nhất khoảng 70 container chè của Việt Nam xuất qua thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đang “bị treo”- chưa được thông quan chỉ vì nguồn tin thất thiệt… khiến hàng chục doanh nghiệp xuất khẩu chè điêu đứng.