Toàn Tỉnh Có 19,5 Ha Tôm Nuôi Bị Nhiễm Bệnh Ở Bình Định

Theo Sở NN - PTNT tỉnh Bình Định, hiện các huyện Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã thả nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trên 1.560 ha mặt nước, chiếm 71% diện tích hiện có, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, môi trường nuôi bị ô nhiễm, đầu tư chăm sóc chưa đúng mức nên nhiều vùng nuôi tôm đã xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm. Hiện có 19,5 ha diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản và thu nhập của người nuôi.
Trước tình hình trên, ngành chức năng của tỉnh, huyện đã phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng xử lý diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh; hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Chi cục Nông - lâm sản và Thủy sản cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 20 cơ sở sản xuất khô được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, số cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận còn khá nhiều. Đơn vị đang tiếp tục hướng dẫn cơ sở hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định để việc sản xuất khô đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chỉ với những cột "chà" được làm bằng tre và lá dừa thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức (Quảng ngãi) đã có thể dụ được cá, mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Thả "chà" là một "sáng tạo đặc biệt" của những ngư dân vùng bãi ngang từ bao đời nay.

Hiện toàn huyện Định Quán đang có 148 trang trại, hộ gia đình tham gia nuôi cá sấu với tổng cộng trên 94 ngàn cá thể. Đây là loài động vật hung dữ, vì vậy ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt về quy cách chuồng trại, đòi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang yếu thế khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sắp tới, ngành này lại phải đối mặt với con sóng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.