Toàn Tỉnh Có 17 Nghìn Ha Cây Ăn Quả

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới được khoảng 100ha cây ăn quả các loại, nâng tổng số cây ăn quả hiện có lên 17 nghìn ha, trong đó diện tích nhãn, vải chiếm gần 30%.
Do công tác chăm sóc cây trồng được người dân thực hiện tốt nên năng suất, sản lượng những cây ăn quả chính của tỉnh tăng so với năm 2013. Dự ước năng suất vải năm 2014 đạt gần 39 tạ/ha, tăng 1,5% so với năm 2013, sản lượng ước đạt khoảng 12,8 nghìn tấn; cây nhãn, năng suất ước đạt 34 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 4,7 nghìn tấn, tăng 20,6% so với năm 2013; năng suất chuối đạt khoảng 139,3 tạ/ha, tăng 2,6% so với năm 2013…
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, diện tích một số loại cây ăn quả kém hiệu quả trên địa bàn đang có xu hướng giảm. Đơn cử như cây vải, hiện chỉ còn khoảng 4.000 ha, giảm 15-20% diện tích so với 5 năm trước. Diện tích một số cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao như nhãn, na, chuối, táo tăng lên do thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm ngày càng được mở rộng, đặc biệt là chuối. Riêng 9 tháng của năm nay, nông dân trong tỉnh đã trồng được 83ha chuối.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 ngày 28-29.11, tại Nhà văn hóa huyện Cao Phong (khu 2, Thị trấn Cao Phong, Hòa Bình) diễn ra Lễ Hội Cam Cao Phong lần thứ nhất do Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình tổ chức.

Khi còn là sinh viên, anh Đoàn Phan Dinh đã đi phụ bàn, bán hàng… lo chi phí học tập và dành tiền mua heo rừng giống nuôi thực nghiệm. Từ niềm đam mê này, khi tốt nghiệp anh Dinh về quê nuôi heo rừng và hiện nay anh bỏ túi 50 triệu đồng mỗi tháng.

"Nhiều năm qua, các loại lợn nhiều mỡ không được người dân nuôi nhiều. Thế nhưng, khi các hộ nuôi đang dần hình thành mô hình chăn nuôi mới, thì việc thương lái Trung Quốc thu mua giống lợn nhiều mỡ là điều đáng lo ngại".

Không giống như các loại gà quý hiếm khác, gà tre Quế Sơn (Quảng Nam) được mệnh danh là gà đặc sản trong các loại gà của người dân xứ Quảng.

Không có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như các địa phương khác, xã Đại Cường (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã xác định thế mạnh của mình là nông nghiệp để phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới (NTM).