Toàn tỉnh Bình Thuận có 16.722ha điều đang thu hoạch

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích điều cả nước năm 2014 là 294.000 ha, được trồng tập trung chủ yếu tại các vùng Đông Nam bộ, chiếm khoảng 60% diện tích điều cả nước. Năm 2015, căn cứ vào lượng giống xuất bán của các cơ sở, dự báo diện tích điều cả nước có thể tăng và đạt khoảng 300.000 ha.
Hiện Bình Thuận có diện tích cây điều khoảng 17.720 ha; trong đó diện tích đang thu hoạch là 16.722 ha, diện tích trồng mới là 127 ha. Năng suất bình quân hiện nay khoảng 6,4 tạ/ha, sản lượng đạt 10.811 tấn.
Bên cạnh đó, theo Cục Trồng trọt, trồng tái canh và ghép cải tạo cây điều từ năm 2014 - 2020 của cả nước khoảng 60 ngàn ha. Gồm 45.000 ha trồng tái canh và 15.000 ha ghép cải tạo đối với diện tích điều già cỗi sâu bệnh nhiều, giống không đạt yêu cầu. Mục tiêu phát triển cây điều đến năm 2020 trên cả nước ổn định diện tích khoảng 300.000 ha…
Có thể bạn quan tâm

Cũng từ nguồn tin trên, vụ Hè Thu này, Tân An Luông có thêm 990 hộ nông dân đưa hơn 402ha đất ở các Ấp 3, 4, 5, Rạch Cốc và Bào Xép vào sản xuất cánh đồng mẫu lớn; nâng diện tích trồng lúa được đưa vào cánh đồng mẫu lớn là 99%.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện sâu bệnh hại phổ biến trên cây điều như: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư, bọ trĩ... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình đang tăng nhanh.

Gần phân nửa diện tích mía ở huyện Ea Kar và M’Drak - hai vùng nguyên liệu mía lớn của tỉnh Đắk Lắk - đã quá thời kỳ thu hoạch, khô nỏ hết lá; nhiều bãi mía đã được chặt nhiều ngày nhưng chưa được tiêu thụ, nằm phơi nắng khiến người trồng mía “đứng ngồi không yên”.

Từ đầu tháng 3/2014 đến nay, giá tôm hùm giống trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) giảm mạnh; giá dao động từ 190.000 đến 210.000 đồng mỗi con, giảm gần 200.000 đồng so với thời điểm cách đây hơn 1 tháng.

Sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay, sức tiêu thụ gia cầm, các sản phẩm gia cầm giảm mạnh, giá trứng, thịt gia cầm cũng giảm theo, làm người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.