Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tọa đàm về nông dân và kinh tế hợp tác

Tọa đàm về nông dân và kinh tế hợp tác
Ngày đăng: 25/11/2015

Tham dự buổi tọa đàm có TS. Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), ông Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng ban Tuyên huấn – Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thục chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu và Tư vấn phát triển, chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và hơn 20 nhà báo chuyên viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.

Ông Lưu Quang Định – Chủ nhiệm CLB Phóng viên Nông nghiệp, Nông dân, Nông Thôn, Tổng Biên tập Báo Nông Thôn Ngày Nay phát biểu đề dẫn tại buổi Tọa đàm.

Phát biểu đề dẫn tại buổi tọa đàm, nhà báo Lưu Quang Định – Chủ nhiệm CLB Phóng viên Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tổng Biên tập Báo Nông Thôn Ngày Nay cho biết: Với mong muốn tạo thêm cơ hội để các nhà báo cùng tìm hiểu, trao đổi và chia sẻ về các vấn đề liên quan đến kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; về vai trò vị trí của người nông dân trong hợp tác xã hiện nay...

TS. Lê Đức Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Hợp tác kinh tế và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) chia sẻ về một số vấn đề trọng tâm trong hỗ trợ nông dân giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững.

Câu lạc bộ Phóng viên Nông nghiệp, nông dân, nông thôn (trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam) đã phối hợp với Báo Nông Thôn Ngày Nay tổ chức buổi tọa đàm này.

Sau một số hoạt động nhỏ mang tính phối hợp từ khi thành lập (tháng 6-2015), đây là sự kiện đầu tiên do Câu lạc bộ chủ trì.

Hi vọng buổi tọa đàm sẽ tạo thêm cơ hội để các chuyên gia, diễn giả chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu đối với các đại biểu đến từ cơ quan quản lý, nông dân, nhà nghiên cứu và các nhà báo.

“Đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, chúng tôi thấy có 3 câu chuyện quan trọng đang được quan tâm hiện nay.

Một là, vấn đề hội nhập sẽ làm thay đổi rất nhiều đến sản xuất và đời sống của người nông dân; Hai là, việc triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đòi hỏi người nông dân phải tổ chức lại sản xuất.

Và ba là, muốn sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững, đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi nông dân phải liên kết lại với nhau trong chuỗi sản xuất” - Nhà báo Lưu Quang Định nêu ý kiến.

Đến dự Tọa đàm với tư cách “thủ lĩnh” một hợp tác xã vừa chuyển đổi sang mô hình hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012, ông Nguyễn Phi Đức – Chủ nhiệm Hợp tác xã Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) đã đem đến buổi tọa đàm những câu chuyện rất sinh động của thực tiễn cơ sở, thu hút sự quan tâm của các nhà báo và đại biểu.

Cũng theo ông Lưu Quang Định, để giải quyết được các vấn đề này, rất cần có vai trò của kinh tế hợp tác, tổ chức lại sản xuất cho nông dân theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân.

“Việc tổ chức buổi toạ đàm là rất hữu ích và thiết thực trong việc hợp tác, hướng dẫn nông dân tham gia hợp tác trong nông nghiệp.” Ông Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng Ban Tuyên huấn (T.Ư Hội NDVN) chia sẻ ý kiến tại toạ đàm.

Sau phần trình bày của chuyên gia Nguyễn Văn Thục về nghiên cứu “Hợp tác liên k

ết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy quyền, tiếng nói, lựa chọn của nông dân: Hiện trạng và Khuyến nghị chính sách”, nhiều nhà báo đã sôi nổi trao đổi lại và đặt câu hỏi cho hai diễn giả này.

Ông Nguyễn Văn Thục – Chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu và Tư vấn phát triển, chia sẻ báo cáo nghiên cứu “Hợp tác liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy Quyền, Tiếng nói, Lựa chọn của Nông dân: Hiện trạng và Khuyến nghị chính sách”.

Nội dung chia sẻ của Tiến sĩ Lê Đức Thịnh về “phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong nông nghiệp”, đề cập sâu đến cơ chế và tổ chức bảo vệ nông dân trong thời kỳ hội nhập, việc hỗ trợ nông dân phát triển năng lực và các chính sách để hợp tác xã có cơ hội phát triển mạnh hơn nữa.

Tại buổi tọa đàm, nhiều câu hỏi của các đại biểu và các nhà báo tập trung vào một số vấn đề chính:

Làm thế nào để có nhiều hơn các tổ chức đại diện quyền lợi đích thực cho người nông dân;

Vướng mắc, rào cản nào dẫn tới các mô hình hợp tác của nông dân chưa thực sự phát huy hiệu quả; mô hình tổ chức của nông dân nào của các nước trên thế giới hiện nay có thể áp dụng phù hợp nhất với Việt Nam;

Làm thế nào để có được những “tấm áo giáp” giúp cho nông dân liên kết, phát triển trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng và tiềm ẩn nhiều rủi ro và cạnh tranh.

Các nhà báo tham gia nhiệt tình sôi nổi tại buổi Tọa đàm – Sự kiện do Câu lạc bộ phóng viên Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn đồng tổ chức.

Câu chuyện về hợp tác xã rất rộng và không hề dễ dàng nói hết vấn đề trong một buổi tọa đàm, vì vậy các diễn giả, đại biểu và các nhà báo đã trao đổi rất sôi nổi đến phút cuối cùng.

Một số nhà báo đã ghi lại địa chỉ, điện thoại của các diễn giả để tiếp tục trao đổi sâu thêm các vấn đề quan tâm.

Bà Vũ Thị Quỳnh Hoa – đại diện Tổ chức Oxfam chia sẻ ý kiến tại buổi Tọa đàm về việc hỗ trợ tăng cường “sức khỏe” người nông dân để họ đủ sức bảo vệ mình trước rủi ro để phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi lợn an toàn sinh học tại Sơn Động Bắc Giang Chăn nuôi lợn an toàn sinh học tại Sơn Động Bắc Giang

Ông Ngọc Tiến Lệ, Chủ tịch UBND xã Long Sơn, huyện Sơn Động cho biết, xã đang tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân trên địa bàn tự thỏa thuận, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án xây dựng trang trại nuôi lợn của Công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Hòa Phát Bắc Giang

24/09/2015
Giá heo, gà thịt rơi tự do Giá heo, gà thịt rơi tự do

Hằng năm, từ tháng 7 trở đi, giá bán heo - gà thịt thương phẩm bắt đầu tăng. Bà con chăn nuôi cũng tăng cường đầu tư để phục vụ nhu cầu đám tiệc, cưới hỏi, tết Nguyên đán. Nhưng năm nay thì thực tế lại đảo ngược, nhất là giá gà thịt thả vườn.

24/09/2015
Trồng 1.000 hécta siêu cao lương vào năm 2016 Trồng 1.000 hécta siêu cao lương vào năm 2016

Ngày 22-9, tại huyện Cẩm Mỹ, Phó chủ tịnh UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh đã làm việc với Công ty Sol Holding Việt Nam và Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai nhằm đánh giá hiệu quả ban đầu của việc trồng thử nghiệm cây siêu cao lương tại Đồng Nai.

24/09/2015
Hệ lụy trồng điều theo phong trào Hệ lụy trồng điều theo phong trào

Mới đây, UBND tỉnh Đắk Nông đã có Quyết định số 1251/QĐ-UBND phê duyệt “Phương án phát triển và chuyển đổi cây điều tại huyện Đắk R’lấp”.

24/09/2015
Giá cà phê Tây Nguyên xuống thấp nhất niên vụ 2014–2015 Giá cà phê Tây Nguyên xuống thấp nhất niên vụ 2014–2015

Tiếp tục đà giảm sâu trong tuần trước, sáng nay giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đồng loạt giảm 500.000 đồng/tấn xuống mức thấp nhất trong niên vụ 2014 – 2015, còn 33,7 – 34,4 triệu đồng/tấn.

24/09/2015