Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tọa đàm về nông dân và kinh tế hợp tác

Tọa đàm về nông dân và kinh tế hợp tác
Ngày đăng: 25/11/2015

Tham dự buổi tọa đàm có TS. Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), ông Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng ban Tuyên huấn – Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thục chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu và Tư vấn phát triển, chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và hơn 20 nhà báo chuyên viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.

Ông Lưu Quang Định – Chủ nhiệm CLB Phóng viên Nông nghiệp, Nông dân, Nông Thôn, Tổng Biên tập Báo Nông Thôn Ngày Nay phát biểu đề dẫn tại buổi Tọa đàm.

Phát biểu đề dẫn tại buổi tọa đàm, nhà báo Lưu Quang Định – Chủ nhiệm CLB Phóng viên Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tổng Biên tập Báo Nông Thôn Ngày Nay cho biết: Với mong muốn tạo thêm cơ hội để các nhà báo cùng tìm hiểu, trao đổi và chia sẻ về các vấn đề liên quan đến kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; về vai trò vị trí của người nông dân trong hợp tác xã hiện nay...

TS. Lê Đức Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Hợp tác kinh tế và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) chia sẻ về một số vấn đề trọng tâm trong hỗ trợ nông dân giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững.

Câu lạc bộ Phóng viên Nông nghiệp, nông dân, nông thôn (trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam) đã phối hợp với Báo Nông Thôn Ngày Nay tổ chức buổi tọa đàm này.

Sau một số hoạt động nhỏ mang tính phối hợp từ khi thành lập (tháng 6-2015), đây là sự kiện đầu tiên do Câu lạc bộ chủ trì.

Hi vọng buổi tọa đàm sẽ tạo thêm cơ hội để các chuyên gia, diễn giả chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu đối với các đại biểu đến từ cơ quan quản lý, nông dân, nhà nghiên cứu và các nhà báo.

“Đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, chúng tôi thấy có 3 câu chuyện quan trọng đang được quan tâm hiện nay.

Một là, vấn đề hội nhập sẽ làm thay đổi rất nhiều đến sản xuất và đời sống của người nông dân; Hai là, việc triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đòi hỏi người nông dân phải tổ chức lại sản xuất.

Và ba là, muốn sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững, đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi nông dân phải liên kết lại với nhau trong chuỗi sản xuất” - Nhà báo Lưu Quang Định nêu ý kiến.

Đến dự Tọa đàm với tư cách “thủ lĩnh” một hợp tác xã vừa chuyển đổi sang mô hình hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012, ông Nguyễn Phi Đức – Chủ nhiệm Hợp tác xã Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) đã đem đến buổi tọa đàm những câu chuyện rất sinh động của thực tiễn cơ sở, thu hút sự quan tâm của các nhà báo và đại biểu.

Cũng theo ông Lưu Quang Định, để giải quyết được các vấn đề này, rất cần có vai trò của kinh tế hợp tác, tổ chức lại sản xuất cho nông dân theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân.

“Việc tổ chức buổi toạ đàm là rất hữu ích và thiết thực trong việc hợp tác, hướng dẫn nông dân tham gia hợp tác trong nông nghiệp.” Ông Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng Ban Tuyên huấn (T.Ư Hội NDVN) chia sẻ ý kiến tại toạ đàm.

Sau phần trình bày của chuyên gia Nguyễn Văn Thục về nghiên cứu “Hợp tác liên k

ết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy quyền, tiếng nói, lựa chọn của nông dân: Hiện trạng và Khuyến nghị chính sách”, nhiều nhà báo đã sôi nổi trao đổi lại và đặt câu hỏi cho hai diễn giả này.

Ông Nguyễn Văn Thục – Chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu và Tư vấn phát triển, chia sẻ báo cáo nghiên cứu “Hợp tác liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy Quyền, Tiếng nói, Lựa chọn của Nông dân: Hiện trạng và Khuyến nghị chính sách”.

Nội dung chia sẻ của Tiến sĩ Lê Đức Thịnh về “phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong nông nghiệp”, đề cập sâu đến cơ chế và tổ chức bảo vệ nông dân trong thời kỳ hội nhập, việc hỗ trợ nông dân phát triển năng lực và các chính sách để hợp tác xã có cơ hội phát triển mạnh hơn nữa.

Tại buổi tọa đàm, nhiều câu hỏi của các đại biểu và các nhà báo tập trung vào một số vấn đề chính:

Làm thế nào để có nhiều hơn các tổ chức đại diện quyền lợi đích thực cho người nông dân;

Vướng mắc, rào cản nào dẫn tới các mô hình hợp tác của nông dân chưa thực sự phát huy hiệu quả; mô hình tổ chức của nông dân nào của các nước trên thế giới hiện nay có thể áp dụng phù hợp nhất với Việt Nam;

Làm thế nào để có được những “tấm áo giáp” giúp cho nông dân liên kết, phát triển trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng và tiềm ẩn nhiều rủi ro và cạnh tranh.

Các nhà báo tham gia nhiệt tình sôi nổi tại buổi Tọa đàm – Sự kiện do Câu lạc bộ phóng viên Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn đồng tổ chức.

Câu chuyện về hợp tác xã rất rộng và không hề dễ dàng nói hết vấn đề trong một buổi tọa đàm, vì vậy các diễn giả, đại biểu và các nhà báo đã trao đổi rất sôi nổi đến phút cuối cùng.

Một số nhà báo đã ghi lại địa chỉ, điện thoại của các diễn giả để tiếp tục trao đổi sâu thêm các vấn đề quan tâm.

Bà Vũ Thị Quỳnh Hoa – đại diện Tổ chức Oxfam chia sẻ ý kiến tại buổi Tọa đàm về việc hỗ trợ tăng cường “sức khỏe” người nông dân để họ đủ sức bảo vệ mình trước rủi ro để phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Vào Vụ Cá Bắc Vào Vụ Cá Bắc

Vượt qua áp lực về chi phí tăng cao cũng như biến động của thời tiết, những ngày này ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đồng loạt bám biển với vụ cá bắc. Ngành chức năng cũng đang triển khai các phương án trợ giúp ngư dân sản xuất an toàn, hiệu quả trong mỗi chuyến biển.

28/10/2013
Địa Chỉ Tin Cậy Của Người Nuôi Thủy Sản Địa Chỉ Tin Cậy Của Người Nuôi Thủy Sản

Những năm qua, Trại giống Thủy sản Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn nỗ lực trong việc nghiên cứu, sản xuất, ươm nuôi các loại cá giống từ truyền thống đến đặc sản, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật… phục vụ nhu cầu phát triển nghề nuôi thủy sản của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

28/10/2013
Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Gà Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Gà Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gà phát triển mạnh trên địa bàn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

28/10/2013
Uy Lực Của Các Chủ Vựa Tại Bến Cảng Uy Lực Của Các Chủ Vựa Tại Bến Cảng

Con số vựa thu mua thủy hải sản tại mỗi bến cảng chỉ một vài nhưng thú vị là các chủ vựa luôn được so sánh với một hình ảnh khá uy lực mà dân xứ biển dành riêng cho họ. Đó là những người hét ra lửa.

29/10/2013
Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Hành, Tỏi, Cà Rốt Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Hành, Tỏi, Cà Rốt

Bệnh lở cổ rễ đã hại khoảng 25 ha hành, tỏi, tập trung tại các xã Nam Trung, Nam Chính, Quốc Tuấn (Nam Sách). Ngoài ra, bệnh khô đầu lá, nghẹt rễ cũng bắt đầu hại hành, tỏi. Trên 40 ha cà rốt đã bị nhiễm bệnh thắt gốc với tỷ lệ bệnh trung bình 5-7%, chủ yếu xuất hiện tại các xã Đức Chính, Cẩm Văn (Cẩm Giàng), Thái Tân (Nam Sách). Hàng chục ha cà rốt ở Đức Chính, Cẩm Văn còn bị tuyến trùng gây hại rễ cây, nơi cao có 50% số cây bị hại.

29/10/2013