Tọa Đàm Bàn Giải Pháp Phòng, Chống Bệnh Đốm Trắng, Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm Nuôi

Ngày 24/4, tại xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, Chi cục Nuôi trồng thủy sản phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Các giải pháp phòng, chống bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi”, thu hút 70 đại biểu đến từ các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành và Cầu Ngang tham dự.
Tại buổi tọa đàm, nông dân các huyện thảo luận nội dung xoay quanh các vấn đề về bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi, quy trình xử lý môi trường nước, cải tạo ao nuôi đã bị ô nhiễm, xử lý ao nuôi cũ để đầu tư vụ nuôi mới… Theo diễn giải của các chuyên gia đến từ Trường Đại học Cần Thơ, vi khuẩn gây nên bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi sống trong môi trường có độ mặn và nhiệt độ cao, thời điểm giao mùa...
Chính vì vậy, trong quá trình nuôi khi phát hiện độ mặn và nhiệt độ lên 30oC trở lên, người nuôi cần kiểm soát tốt vi khuẩn Vibrio trong quá trình nuôi bằng cách chuẩn hóa các tiêu chuẩn môi trường nuôi trong ngưỡng cho phép; thả nuôi tôm giống với mật độ thưa; khuyến khích ương dưỡng tôm nuôi trước khi thả vào ao nuôi. Song song đó người nuôi cần tuân thủ mùa vụ thả nuôi hợp lý để giảm thiểu tác hại từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi.
Trong quá trình nuôi khi phát hiện sớm bệnh phân trắng trên tôm nuôi, nông dân nên trộn bột tỏi hoặc tỏi tươi với thức ăn của tôm nhằm khống chế bệnh phân trắng phát tán nhanh. Bổ sung men vi sinh tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi, giúp tôm ít bệnh, mau lớn và cải thiện môi trường. Ngoài ra, người nuôi phải sử dụng men vi sinh để xử lý đáy ao.
Đối với ao bị nhiễm bệnh, nông dân không nên dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt khuẩn nên xử lý khô bằng cách bón vôi, đào xới đáy ao, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để diệt mầm bệnh,…
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, một số đối tượng ngang nhiên vào đìa (hay còn gọi là bờ) nuôi thủy sản của người dân ở khu vực (KV) 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn (Bình Định) bắt trộm cá. Đáng nói, tình trạng này xảy ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để.

Tình hình bệnh trên tôm hùm nuôi ở TX Sông Cầu (Phú Yên) diễn biến rất phức tạp, khiến người nuôi gặp khó khăn. Trong khi đó, hiện là thời điểm xuất bán tôm hùm thịt, nhưng giá tôm xuống thấp làm cho người nuôi ở TX Sông Cầu đã khó lại càng khó khăn hơn…

Đến cuối năm 2015, muốn nuôi cá tra xuất khẩu, ngư dân phải nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là điều kiện bắt buộc mà Nghị định 36/NĐ-CP của Chính phủ quy định. Song, ngư dân trong tỉnh An Giang hiện vẫn “thờ ơ” với quy định này.

Với việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều người chăn nuôi gà đồi địa phương đang kỳ vọng về một hướng đi mới có sự liên kết bền chặt để vừa giữ vững thương hiệu, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi dê khác nhau tùy điều kiện địa lý, đất đai, môi trường.