Tọa Đàm Bàn Giải Pháp Phòng, Chống Bệnh Đốm Trắng, Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm Nuôi

Ngày 24/4, tại xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, Chi cục Nuôi trồng thủy sản phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Các giải pháp phòng, chống bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi”, thu hút 70 đại biểu đến từ các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành và Cầu Ngang tham dự.
Tại buổi tọa đàm, nông dân các huyện thảo luận nội dung xoay quanh các vấn đề về bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi, quy trình xử lý môi trường nước, cải tạo ao nuôi đã bị ô nhiễm, xử lý ao nuôi cũ để đầu tư vụ nuôi mới… Theo diễn giải của các chuyên gia đến từ Trường Đại học Cần Thơ, vi khuẩn gây nên bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi sống trong môi trường có độ mặn và nhiệt độ cao, thời điểm giao mùa...
Chính vì vậy, trong quá trình nuôi khi phát hiện độ mặn và nhiệt độ lên 30oC trở lên, người nuôi cần kiểm soát tốt vi khuẩn Vibrio trong quá trình nuôi bằng cách chuẩn hóa các tiêu chuẩn môi trường nuôi trong ngưỡng cho phép; thả nuôi tôm giống với mật độ thưa; khuyến khích ương dưỡng tôm nuôi trước khi thả vào ao nuôi. Song song đó người nuôi cần tuân thủ mùa vụ thả nuôi hợp lý để giảm thiểu tác hại từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi.
Trong quá trình nuôi khi phát hiện sớm bệnh phân trắng trên tôm nuôi, nông dân nên trộn bột tỏi hoặc tỏi tươi với thức ăn của tôm nhằm khống chế bệnh phân trắng phát tán nhanh. Bổ sung men vi sinh tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi, giúp tôm ít bệnh, mau lớn và cải thiện môi trường. Ngoài ra, người nuôi phải sử dụng men vi sinh để xử lý đáy ao.
Đối với ao bị nhiễm bệnh, nông dân không nên dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt khuẩn nên xử lý khô bằng cách bón vôi, đào xới đáy ao, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để diệt mầm bệnh,…
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù là mô hình chăn nuôi mới, nhưng vài năm trở lại đây nuôi vịt trời đã được nhiều trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh lựa chọn vì mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Toàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có hơn 2.500 hộ chăn nuôi, trong đó có hàng chục hộ nuôi heo nái, hộ nuôi ít vài con, hộ nuôi nhiều hàng chục con. Gần đây giá heo con giống ổn định, người chăn nuôi heo nái có thu nhập cao.

Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương sụt giảm, giá cá thấp khiến ngư dân lỗ nặng, khó khăn trong việc vươn khơi bám biển

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 530 hộ nuôi cá tra thương phẩm, tăng 6 hộ so với cùng kỳ 2014. Trong đó, số hộ nuôi cá thể chiếm 57,74% số hộ nuôi của toàn tỉnh. Vùng nuôi của doanh nghiệp chiếm trên 74% diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 1.319 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương giống cá tra đáp ứng yêu cầu nuôi thương phẩm trên địa bàn và một số địa phương vùng ĐBSCL.

6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn thị xã đưa vào nuôi thả 420 triệu con giống thủy sản và hàng trăm triệu giống nhuyễn thể trên tổng diện tích 7.129,8ha, trong đó 6.400ha nuôi nước lợ, 800ha nuôi nước ngọt, 300ha diện tích nuôi hầu, hà sú, 121ha nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng.