Tọa Đàm Bàn Giải Pháp Phòng, Chống Bệnh Đốm Trắng, Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm Nuôi

Ngày 24/4, tại xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, Chi cục Nuôi trồng thủy sản phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Các giải pháp phòng, chống bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi”, thu hút 70 đại biểu đến từ các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành và Cầu Ngang tham dự.
Tại buổi tọa đàm, nông dân các huyện thảo luận nội dung xoay quanh các vấn đề về bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi, quy trình xử lý môi trường nước, cải tạo ao nuôi đã bị ô nhiễm, xử lý ao nuôi cũ để đầu tư vụ nuôi mới… Theo diễn giải của các chuyên gia đến từ Trường Đại học Cần Thơ, vi khuẩn gây nên bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi sống trong môi trường có độ mặn và nhiệt độ cao, thời điểm giao mùa...
Chính vì vậy, trong quá trình nuôi khi phát hiện độ mặn và nhiệt độ lên 30oC trở lên, người nuôi cần kiểm soát tốt vi khuẩn Vibrio trong quá trình nuôi bằng cách chuẩn hóa các tiêu chuẩn môi trường nuôi trong ngưỡng cho phép; thả nuôi tôm giống với mật độ thưa; khuyến khích ương dưỡng tôm nuôi trước khi thả vào ao nuôi. Song song đó người nuôi cần tuân thủ mùa vụ thả nuôi hợp lý để giảm thiểu tác hại từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi.
Trong quá trình nuôi khi phát hiện sớm bệnh phân trắng trên tôm nuôi, nông dân nên trộn bột tỏi hoặc tỏi tươi với thức ăn của tôm nhằm khống chế bệnh phân trắng phát tán nhanh. Bổ sung men vi sinh tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi, giúp tôm ít bệnh, mau lớn và cải thiện môi trường. Ngoài ra, người nuôi phải sử dụng men vi sinh để xử lý đáy ao.
Đối với ao bị nhiễm bệnh, nông dân không nên dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt khuẩn nên xử lý khô bằng cách bón vôi, đào xới đáy ao, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để diệt mầm bệnh,…
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, nông dân ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Yên Định, Vĩnh Lộc… (Thanh Hóa) đang hết sức vui mừng khi giá ớt quả bất ngờ tăng vọt, gấp 7-10 lần so với năm trước. Bình quân mỗi sào ớt mang về cho người dân từ 18-20 triệu đồng.

Vụ xuân hè năm nay, xã Đức Chính (Cẩm Giàng - Hải Dương) gieo trồng 70 ha cây dưa hấu. Đến thời điểm này, xã đã thu hoạch được khoảng 15 ha.

Thời gian tới, người dân muốn được nuôi tôm phải có diện tích nuôi tối thiểu từ 2.000 mét vuông trở lên và bên cạnh đó phải có từ 15 - 20% diện tích ao lắng.

Hiện nay, nông dân đang tập trung thả giống nuôi vụ tôm mới, chủ yếu tập trung ở huyện Hòa Bình, Đông Hải, Giá Rai và TP. Bạc Liêu.

Để khắc phục tình trạng cá rô phi đơn tính ở các ao nuôi nước ngọt hay bị bệnh dịch, năng suất kém, gia đình bà Nguyễn Thị Sáng ở thôn 1, xã Hải Tiến, TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cá rô phi trong ao nước lợ với nhiều ưu điểm vượt trội như: Giảm dịch bệnh trên cá, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng chất lượng thịt cá…