Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ Nuôi Ếch Làm Ăn Hiệu Quả

Tổ Nuôi Ếch Làm Ăn Hiệu Quả
Ngày đăng: 01/10/2013

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh, trong đó có xã Tân Kiều (Đồng Tháp). Hiện tại toàn xã có gần 100 hộ nuôi ếch, tập trung nhiều ở ấp 4. Đây được xem là nghề thoát nghèo của nhiều gia đình.

Thông qua báo, đài và qua thực tế trong chăn nuôi, nhận thấy được hiệu quả khi làm ăn tập thể, các hộ nuôi ếch ở ấp 4 đã thông qua Hội Nông dân của xã thành lập tổ nuôi ếch. Ông Nguyễn Văn Lương - Tổ trưởng tổ nuôi ếch cho biết, lúc trước gia đình ông thuộc diện hộ nghèo không có đất sản xuất, được Hội Nông dân xã hỗ trợ 3 triệu đồng, ông bắt đầu nuôi ếch, khi mới nuôi do không nắm được kỹ thuật nên không có lời, nên ông tìm tòi học hỏi kinh nghiệm trên báo, đài và nhất là các hộ đã nuôi trước. Khi nắm được kỹ thuật, chăn nuôi có lợi nhuận, ông bắt đầu tăng số lượng nuôi. Hiện tại, ông nuôi khoảng 50 ngàn con ếch.

Ngoài nuôi ếch thương phẩm, ông tự cho ếch sinh sản để nuôi và cung cấp cho thành viên trong tổ. Gia đình ông đã thoát nghèo. Từ kinh nghiệm bản thân, ông rút ra được kinh nghiệm muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao phải có sự liên kết giữa những người chăn nuôi với nhau. Liên kết để chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi, con giống, đầu ra cho sản phẩm. Khi tham gia vào tổ, mặc dù chưa được bao tiêu nhưng hiện tại đầu ra tương đối ổn định, giá bán cũng cao hơn so với các hộ bán riêng lẻ. Vì theo ông Lương, hiện nay thương lái ít thu mua riêng lẻ, chỉ thu mua tập trung để giảm chi phí vận chuyển.

Anh Nguyễn Hồng Trung - thành viên tổ nuôi ếch chia sẻ, anh mới nuôi được 3 đợt, 2 đợt trước do chưa có kinh nghiệm nên không có lời. Sau đó, anh tham gia vào tổ nuôi ếch, được các thành viên có kinh nghiệm hướng dẫn kỹ thuật nuôi, được mua trả chậm con giống nên xuất bán đợt này anh cũng thu được lợi nhuận. Anh cũng như những thành viên khác trong tổ mong muốn được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ngành chuyên môn thành lập tổ hợp tác để được hướng dẫn kỹ thuật và các chính sách khác.

Hiện số lượng thành viên trong tổ đã tăng lên gấp đôi, ban đầu tổ có 6 thành viên, hiện tại tổ đã có 12 thành viên, số lượng nuôi cũng tăng hơn trước, trung bình mỗi hộ nuôi từ 15 - 50 ngàn con. Ông Phạm Văn Hải - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Kiều cho biết: “Ban chấp hành Hội Nông dân xã xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động của từng tổ, đề nghị UBND xã ra quyết định thành lập tổ để có pháp nhân, hỗ trợ giúp đỡ cho tổ làm đề án cụ thể về chương trình chăn nuôi để có kiến nghị về trên hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, vốn vay ưu đãi, tạo điền kiện cho những thành viên có vốn đầu tư vào sản xuất...”.

Từ thực tế trong chăn nuôi, người nông dân ấp 4, xã Tân Kiều đã thay đổi tư duy làm ăn riêng lẻ thành làm ăn tập thể, góp phần tăng lợi nhuận và hướng người nông dân sản xuất theo hướng kinh tế tập thể, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế huyện nhà.


Có thể bạn quan tâm

Vị Xuyên, Tín Hiệu Vui Từ Đề Án 50 Ha Cây Chanh Leo Vị Xuyên, Tín Hiệu Vui Từ Đề Án 50 Ha Cây Chanh Leo

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.

17/09/2014
Mô Hình Cải Tạo Vườn, Đồi Tạp Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Cải Tạo Vườn, Đồi Tạp Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Phát triển kinh tế vườn, đồi là khâu đột phá trong phát triển KT-XH của thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình). Những năm qua, thôn Nghè đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế vườn, đồi tạo bước chuyển biến đáng kể cho phát triển KT - XH ở địa phương.

17/09/2014
Sủng Thài Tìm Hướng Thoát Nghèo Sủng Thài Tìm Hướng Thoát Nghèo

Cách trung tâm huyện lỵ Yên Minh không xa, nhưng xã Sủng Thài lại là địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất huyện. Dù vậy nhưng Đảng bộ, chính quyền và 100% đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn kiên cường bám trụ, vượt khó, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp để xây dựng cuộc sống ấm no hơn.

17/09/2014
Hiệu Quả Đề Án Phát Triển Chăn Nuôi Đại Gia Súc Gắn Thâm Canh Hiệu Quả Đề Án Phát Triển Chăn Nuôi Đại Gia Súc Gắn Thâm Canh

Với đặc thù là một tỉnh vùng cao, để phát huy lợi thế của từng vùng, tỉnh ta đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những chương trình kinh tế quan trọng và coi việc phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói giảm nghèo bền vững.

17/09/2014
Nghịch Lý Nhập Khẩu Hạt Giống Nghịch Lý Nhập Khẩu Hạt Giống

Là nước nông nghiệp, nhưng VN đang ồ ạt nhập khẩu các loại giống cây trồng, kể cả những giống cây chúng ta hoàn toàn có thể tự sản xuất như cà chua, dưa chuột, đậu bắp... Đây là một nghịch lý và tác hại của nó thì hơn ai hết, chúng ta đã quá thấm thía.

17/09/2014