Tổ Nuôi Cá Nước Ngọt Lạc Địa Phát Huy Hiệu Quả

Tổ nuôi cá nước ngọt Lạc Địa (xã Phú Lễ - Ba Tri - Bến Tre) là 1 trong 53 mô hình về liên kết sản xuất hoạt động có hiệu quả của nông dân huyện Ba Tri. Sau 3 năm hoạt động, nhiều tổ viên đã có nguồn thu nhập khá hơn.
Anh Lê Văn Nết - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Trước đây, vùng đất Lạc Địa là khu căn cứ cách mạng của huyện, có diện tích 120ha, xung quanh trâm bầu vây kín. Đến năm 2007, sau khi cải tạo đất, xã đã chọn những hộ nghèo, hộ khó khăn chí thú làm ăn, nhà không có đất canh tác vào Lạc địa canh tác.
Ban đầu, xã thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản nhưng do còn mới, chưa có kinh nghiệm nên hợp tác xã tan rã. Tuy nhiên, còn một số hộ rất tâm huyết với việc nuôi trồng, UBND xã đã phối hợp với Hội Nông dân thành lập Tổ nuôi cá nước ngọt có 15 thành viên với 15ha (trong đó, đất mặt nước là 7,5ha và đất trên bờ là 7,5ha).
Anh Bùi Văn Sĩ - Tổ trưởng Tổ nuôi cá nước ngọt chia sẻ: Hoàn cảnh anh em trong tổ rất khó khăn nhưng nhờ được hỗ trợ vay vốn, các thành viên bắt đầu cải tạo ao nuôi, mua cá giống về nuôi; chủ yếu là cá lóc, cá rô, cá phi, cá sặc rằn, cá tra. Riêng cá sặc rằn được các thành viên nuôi nhiều vì giá thành cao, thị trường rất ưa chuộng.
Bên cạnh đó, các thành viên còn được tham gia các lớp tập huấn chọn giống cá, phòng ngừa bệnh cho cá để thả cá từng đợt cho phù hợp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ viên duy trì họp hàng tháng để chia sẻ kinh nghiệm với nhau.
Nhờ vậy, sản lượng cá năm trước đều tăng hơn năm sau. Sau khi thu hoạch trừ chi phí, mỗi thành viên còn lãi hơn 60 triệu đồng. Nhờ tăng thu nhập, số hội viên nông dân nghèo của xã và trong khu Lạc Địa chỉ còn 6 hộ nghèo, do làm ăn thất thoát thua lỗ.
Là thành viên đầu tiên vào khu Lạc Địa, chú Nguyễn Văn Lạc đang thu hoạch cá bán cho thương lái, vừa cầm con cá trên tay, vừa nói: Con cá sặc rằn này ăn rất ngon, giá cao hơn các loại khác. Xưa thì thua lỗ nhiều do chưa có kinh nghiệm, giờ thì đã được tập huấn, học hỏi kinh nghiệm nên sản lượng mỗi năm thu hoạch cũng tăng lên. Năm nay tôi thu trên 3 tấn cá sặc rằn với diện tích 4.000m2.
Ngoài ra, các thành viên còn tận dụng đất trống trên bờ để trồng cỏ, nuôi bò, tăng thêm thu nhập. Mọi người còn rất phấn khởi vì nơi đây có thể trồng dừa, xoài trái rất sai. Chú Sĩ giới thiệu với chúng tôi, những cây mít trồng ở khu đất Lạc Địa này thì ăn rất ngọt và màu rất đẹp.
Tuy nhiên, người dân Lạc Địa cũng còn gặp khó khăn, đường sá chưa hoàn thiện, chưa có điện để phục vụ cho việc nuôi trồng; còn một số hội viên cần hỗ trợ vốn.
Ông Võ Văn Tám - Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Đến nay, Hội Nông dân huyện đã xây dựng được 53 tổ liên kết sản xuất, với 859 thành viên. Trong đó, có 12 tổ liên kết sản xuất theo Nghị định với 427 thành viên, nhưng chỉ có một vài tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả, còn lại thì các hộ dân chưa thật sự gắn kết các hoạt động sản xuất, và đầu ra luôn bị động. Các tổ liên kết chỉ mới gắn kết được 3 nhà còn nhà doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm vẫn còn bỏ ngõ.
Có thể bạn quan tâm

Gần 3 năm nay, hơn 1 tỷ đồng đã được Thành phố Vinh và người dân Nghi Liên đầu tư để sản xuất rau an toàn. Rau được trồng công phu, đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng khi ra chợ chẳng khác nào các loại rau được trồng đại trà, thậm chí đôi khi giá còn thấp hơn bởi nhìn bề ngoài không hấp dẫn bằng…

Theo nhiều nông dân, đầu vụ thu hoạch này, giá đậu (phơi khô nguyên vỏ) bán được trên 20.000 đồng/kg. Với giá này và năng suất tương đối khá – khoảng 3 tấn/ha, nông dân có lãi khoảng 10 triệu đồng/ha. Còn nếu năng suất dưới 2,5 tấn/ha, nông dân có lãi ít hoặc huề vốn.

Ban Quản lý Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)" tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm rau, quả an toàn của 7 cơ sở sản xuất, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh.

Xuất khẩu rau quả trong hai tháng đầu năm nay đạt 136 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 22% so với cùng kỳ và Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) hy vọng mặt hàng rau quả có thể đem về khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ trong năm nay.

Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi cá lăng vàng không chỉ là hướng đi mới, mà còn hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản và cải thiện đời sống thu nhập cho bà con nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh).