Tổ Chức Lại Sản Xuất Để Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, nơi nào có đủ điều kiện, an toàn thì giúp người dân mở rộng diện tích vụ thu đông sắp tới, hướng dẫn bà con thâm canh tăng năng suất.
Ngày 5-8, tại hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL diễn ra ở TP Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát cho rằng phải có giải pháp giúp nông dân tổ chức sản xuất hiệu quả, tận dụng thời cơ này để tăng thu nhập.
Theo ông Phát, các địa phương phải rà soát ngay, nơi nào có đủ điều kiện, an toàn thì giúp người dân mở rộng diện tích vụ thu đông sắp tới và hướng dẫn bà con thâm canh tăng năng suất.
Ngoài ra, cần phải có đề án về tái cơ cấu lúa gạo theo hướng chuyển sang các giống lúa có giá trị cao, có thể xuất khẩu với giá 700-1.000 USD/tấn thay vì chỉ khoảng 430 USD/tấn như hiện nay. Theo ông Phát, các doanh nghiệp cần chào hàng ở nước ngoài rồi về đặt hàng nông dân sản xuất, không làm theo cách hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Liên kết, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp luôn được sự quan tâm, sâu sát của các ngành chức năng.

Gần 30 năm đổi mới, nhiều chuyên gia nhận định: Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp ĐBSCL và cả nước là đưa nước ta từ thiếu ăn đến đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia và xuất khẩu gạo nhiều năm liền đứng hàng thứ 2 trên thế giới.

Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với Công ty TNHH Yanmar Việt Nam tổ chức Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ tại xã Mỹ Hương (huyện Mỹ Tú).

Trái với niềm vui trúng giá của năm trước, hiện nhiều nhà vườn trồng gừng tại ĐBSCL bước vào vụ thu hoạch gừng với giá bán giảm hơn 50% so với năm trước.

Những năm gần đây, giống nghệ N8 được du nhập, trồng xen canh, luân canh cùng cây trồng truyền thống ở vùng đất Thạch Quảng, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), đem lại hiệu quả kinh tế cao.