Tổ Chức Lại Sản Xuất Để Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, nơi nào có đủ điều kiện, an toàn thì giúp người dân mở rộng diện tích vụ thu đông sắp tới, hướng dẫn bà con thâm canh tăng năng suất.
Ngày 5-8, tại hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL diễn ra ở TP Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát cho rằng phải có giải pháp giúp nông dân tổ chức sản xuất hiệu quả, tận dụng thời cơ này để tăng thu nhập.
Theo ông Phát, các địa phương phải rà soát ngay, nơi nào có đủ điều kiện, an toàn thì giúp người dân mở rộng diện tích vụ thu đông sắp tới và hướng dẫn bà con thâm canh tăng năng suất.
Ngoài ra, cần phải có đề án về tái cơ cấu lúa gạo theo hướng chuyển sang các giống lúa có giá trị cao, có thể xuất khẩu với giá 700-1.000 USD/tấn thay vì chỉ khoảng 430 USD/tấn như hiện nay. Theo ông Phát, các doanh nghiệp cần chào hàng ở nước ngoài rồi về đặt hàng nông dân sản xuất, không làm theo cách hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng phá giá lẫn nhau,chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp không đồng nhất ở lĩnh vực xuất khẩu cá tra trong hơn 10 năm qua đã dẫn đến hệ lụy khôn lường. Nhiều hộ nuôi cá treo ao, doanh nghiệp chế biến thua lỗ hoặc sản xuất cầm chừng.

Nằm ngoài cánh đồng thôn Cẩm Giang, phường Đồng Nguyên (thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh), Xí nghiệp chăn nuôi Bắc Đẩu từ lâu đã được biết đến như một mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn chuyên nghiệp.

Hiện nay, ngành chăn nuôi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng đang đối mặt với không ít khó khăn. Nhiều hộ bỏ trống chuồng hoặc giảm đàn vì thua lỗ.

Hội Nông dân xã Thanh Tuyền (Dầu Tiếng) vừa phối hợp với Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bình Dương tổ chức Hội thảo giới thiệu sản phẩm bảo hiểm cây cao su (CS) cho người dân trong xã. Tại hội thảo bà con nông dân đã được nghe trình bày về sản phẩm bảo hiểm cây CS, giới thiệu các sản phẩm phi nhân thọ; đồng thời được giải thích một số thắc mắc xoay quanh việc mua bảo hiểm CS.

Quảng Nam đã từng triển khai công tác quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, quy hoạch này đã bị phá vỡ. Nuôi tôm sú nước lợ, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát vẫn diễn ra tự phát, gây ô nhiễm môi trường. Và hiện nay, cơ quan chức năng đang tiến hành quy hoạch lại nghề nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững.