Tổ Chức Festival Thủy Sản Tại Nơi Khởi Nguồn Nghề Câu Cá Ngừ Đại Dương

Ngày 16-2, tại TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức họp báo về việc tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014.
Festival Thủy sản năm nay được tổ chức tại Phú Yên với chủ đề “Thủy sản Việt Nam - Hội nhập và Phát triển”. Đây là dịp giới thiệu, tôn vinh nghề nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ, đặc biệt là nghề đánh bắt cá ngừ đại dương. Festival Thủy sản cũng tạo diễn đàn để lãnh đạo Nhà nước, các bộ ngành, địa phương cùng các nhà khoa học, chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản trao đổi, đóng góp ý tưởng cho việc xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư vào ngành này; tạo cơ hội giao thương, ký kết các hợp đồng mua bán, hợp tác đầu tư, tìm kiếm thị trường mới cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam…; đồng thời giới thiệu và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể các vùng biển Việt Nam; góp phần quảng bá và xúc tiến du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đặc biệt là ẩm thực cá ngừ đại dương của Phú Yên.
Ông Trần Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên- Trưởng Ban Tổ chức Festival chủ trì buổi họp báo.
Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản- Phó trưởng Ban tổ chức Festival trả lời chất vấn các phóng viên báo, đài.
Trong 6 ngày diễn ra Fesival Thủy sản (từ ngày 28-3 đến ngày 2-4-2014), tại các địa phương ven biển của Phú Yên sẽ có các sự kiện kinh tế, xúc tiến đầu tư, hợp tác phát triển thương mại, thủy sản, văn hóa nghệ thuật, quảng bá du lịch với quy mô lớn.
Cụ thể như lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959-1/4/2014) và khai mạc Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên được tổ chức vào tối ngày 29-3 tại Quảng trường 1/4, TP Tuy Hòa; Hội chợ triển lãm Thủy sản, Công nghiệp và Thương mại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ từ ngày 28-3 đến 2-4 tại khu vực ngã tư Trần Phú - Hùng Vương, TP Tuy Hòa; Hội thảo “Xúc tiến thương mại nhằm phát triển thủy sản bền vững” tổ chức ngày 29-3 tại Khu du lịch sinh thái Sao Việt, TP Tuy Hòa.
Trong khuôn khổ Festival còn tổ chức “Diễn đàn phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm” ngày 31-3; tổng kết vụ cá Bắc, triển khai vụ cá Nam ngày 30-3; Ngày hội cá ngừ Việt Nam ngày 1-4 và Hội thảo “Nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương” ngày 2-4 tại TP Tuy Hòa; phát động thả giống thủy sản tái tạo nguồn lợi thủy sản vào ngày 1-4 tại hồ thủy điện Sông Ba Hạ (huyện Sông Hinh) và vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu).
Ngoài ra, lễ hội cầu ngư, chương trình tham quan, khảo sát các các tuyến du lịch biển; thi đấu thể thao trên sông, trên biển, trên cát; các chương trình ca múa nhạc, hài kịch, dân ca, các trò chơi dân gian… cũng được tổ chức trong những ngày diễn ra Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu.

Hiện nay, 3.300/3.500ha lúa hè thu chính vụ của huyện Núi Thành đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng, một số trà muộn ở thời kỳ cuối đẻ nhánh.

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

Lúa tái sinh, lúa chét, lúa gie… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh, sau khoảng 40-45 ngày thì thu hoạch. Tuy năng suất không cao bằng lúa chính vụ, nhưng với khoảng thời gian ngắn, lại không phải đầu tư giống, công gieo cấy, mỗi sào chỉ bón ít phân là cho thu hoạch.

Như đã thành thông lệ, cứ vào những ngày cuối tuần, du khách trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn lại nô nức kéo lên tham quan nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Mẫu Sơn (DLMS).