Tổ Chức Festival Thủy Sản Tại Nơi Khởi Nguồn Nghề Câu Cá Ngừ Đại Dương

Ngày 16-2, tại TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức họp báo về việc tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014.
Festival Thủy sản năm nay được tổ chức tại Phú Yên với chủ đề “Thủy sản Việt Nam - Hội nhập và Phát triển”. Đây là dịp giới thiệu, tôn vinh nghề nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ, đặc biệt là nghề đánh bắt cá ngừ đại dương. Festival Thủy sản cũng tạo diễn đàn để lãnh đạo Nhà nước, các bộ ngành, địa phương cùng các nhà khoa học, chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản trao đổi, đóng góp ý tưởng cho việc xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư vào ngành này; tạo cơ hội giao thương, ký kết các hợp đồng mua bán, hợp tác đầu tư, tìm kiếm thị trường mới cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam…; đồng thời giới thiệu và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể các vùng biển Việt Nam; góp phần quảng bá và xúc tiến du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đặc biệt là ẩm thực cá ngừ đại dương của Phú Yên.
Ông Trần Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên- Trưởng Ban Tổ chức Festival chủ trì buổi họp báo.
Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản- Phó trưởng Ban tổ chức Festival trả lời chất vấn các phóng viên báo, đài.
Trong 6 ngày diễn ra Fesival Thủy sản (từ ngày 28-3 đến ngày 2-4-2014), tại các địa phương ven biển của Phú Yên sẽ có các sự kiện kinh tế, xúc tiến đầu tư, hợp tác phát triển thương mại, thủy sản, văn hóa nghệ thuật, quảng bá du lịch với quy mô lớn.
Cụ thể như lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959-1/4/2014) và khai mạc Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên được tổ chức vào tối ngày 29-3 tại Quảng trường 1/4, TP Tuy Hòa; Hội chợ triển lãm Thủy sản, Công nghiệp và Thương mại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ từ ngày 28-3 đến 2-4 tại khu vực ngã tư Trần Phú - Hùng Vương, TP Tuy Hòa; Hội thảo “Xúc tiến thương mại nhằm phát triển thủy sản bền vững” tổ chức ngày 29-3 tại Khu du lịch sinh thái Sao Việt, TP Tuy Hòa.
Trong khuôn khổ Festival còn tổ chức “Diễn đàn phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm” ngày 31-3; tổng kết vụ cá Bắc, triển khai vụ cá Nam ngày 30-3; Ngày hội cá ngừ Việt Nam ngày 1-4 và Hội thảo “Nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương” ngày 2-4 tại TP Tuy Hòa; phát động thả giống thủy sản tái tạo nguồn lợi thủy sản vào ngày 1-4 tại hồ thủy điện Sông Ba Hạ (huyện Sông Hinh) và vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu).
Ngoài ra, lễ hội cầu ngư, chương trình tham quan, khảo sát các các tuyến du lịch biển; thi đấu thể thao trên sông, trên biển, trên cát; các chương trình ca múa nhạc, hài kịch, dân ca, các trò chơi dân gian… cũng được tổ chức trong những ngày diễn ra Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên.
Có thể bạn quan tâm

Thay vì cần có chiến lược phát triển bài bản để ngày càng nâng cao chất lượng và chiếm ưu thế trên thị trường thế giới, vậy mà giờ đây trái thanh long Việt Nam đối diện với nguy cơ cạnh tranh với nhiều nước, không chỉ về thị trường mà cả về giống, chất lượng và quy trình kỹ thuật.

Hàng nghìn hộ dân đã phải giảm đàn nuôi, thậm chí là phải treo chuồng. Thực tế này cho thấy, sự phát triển của gà đồi Yên Thế còn bấp bênh, thiếu bền vững dù là một trong những mặt hàng nông sản có thương hiệu mạnh.

Để triển khai chính sách phát triển thủy sản, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý Ngân hàng Nhà nước tăng cường tuyên truyền, minh bạch chính sách cho vay ưu đãi tới tận cơ sở, tránh tình trạng ngư dân không nắm hết chính sách, bị “cò mồi” lợi dụng để trục lợi…

Ngày 8/8, Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh tổ chức trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP cho Tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh gồm 4 tổ viên, do ông Giảng Văn Bảy, xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần làm tổ trưởng, với tổng diện tích 1,2ha.

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định “ong mật chỉ có lợi chứ không gây hại, không làm giảm năng suất lúa” như một số người lo ngại.