Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

TMV Triển Khai Mô Hình Làng Sinh Thái

TMV Triển Khai Mô Hình Làng Sinh Thái
Ngày đăng: 20/06/2012

Ngày 18.6, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên- Môi trường) khởi động Dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình làng sinh thái thôn Trường Hạnh, xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”.

Với tổng kinh phí hỗ trợ gần 1 tỷ đồng từ TMV, dự án có 2 mục tiêu chính là nâng cao nhận thức và thực hiện các hoạt động giúp người dân khắc phục những khó khăn về môi trường.

Theo đó, thông qua tập huấn và tư vấn của các chuyên gia, người dân sẽ có kiến thức để chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất với địa phương; cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường gắn liền với sức khỏe cộng đồng và thu nhập của người dân.

Ngoài ra, các hộ dân còn được hỗ trợ cây giống (cây ăn quả), cùng với công lao động, phân bón và công chăm sóc cây để đảm bảo lợi ích kinh tế, phát triển bền vững; hỗ trợ xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt, đồng thời cải tạo bể lọc nước và khoan giếng mới cho toàn thôn; cung cấp công cụ phân loại và thu gom rác thải tại hộ gia đình, xây dựng hố thu gom rác thải sản xuất, xe vận chuyển thu gom rác…

Bà Đặng Phan Thu Hương - Phó Tổng Giám đốc TMV chia sẻ: “Chúng tôi mong rằng, dự án sẽ mang lại một môi trường sống trong lành hơn, sức khỏe người dân được nâng cao, sinh kế cộng đồng được cải thiện. Chúng tôi hy vọng dự án sẽ trở thành một hình mẫu để các địa phương khác học tập và nhân rộng”.

Thôn Trường Hạnh nằm trên đường ven biển tỉnh Hà Tĩnh, số hộ nghèo chiếm tới 22,8%, hộ cận nghèo chiếm 21,6%. Người dân phải chịu ảnh hưởng khói bụi của 15 lò gạch đóng trên địa bàn thôn và các thôn lân cận. Toàn thôn có 20 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư (phổi, gan) và các bệnh hiểm nghèo khác.

Ngoài ra, thôn cũng đang gặp nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường khác như sử dụng nước sinh hoạt chưa qua xử lý, 30/83 hộ dân phải sử dụng nước nhiễm phèn nặng, việc thu gom, xử lý rác thải chưa được chú trọng.

Đây là dự án thứ 3 trong dự án tổng thể hỗ trợ xây dựng mô hình Làng Sinh thái được TMV bắt đầu thực hiện từ năm 2009 và là một trong các hoạt động bảo vệ môi trường nằm trong khuôn khổ Chương trình Go Green – Hành trình Xanh do TMV, Tổng cục Môi Trường và Bộ GDĐT phối hợp thực hiện kể từ năm 2008.

Có thể bạn quan tâm

Thực thi khai thác bản quyền, tác quyền nâng cao chất lượng lúa giống Thực thi khai thác bản quyền, tác quyền nâng cao chất lượng lúa giống

Trong 30 năm trở lại đây, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày có phẩm chất tốt, năng suất cao, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo kết quả điều tra bước đầu, tại 13 tỉnh ĐBSCL có trên 60 công ty đang tổ chức sản xuất, kinh doanh các giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL, góp phần thương mại hóa khâu giống, đưa giống lúa đến tay nông dân.

30/05/2015
Tiêu hủy sắn nhiễm rệp sáp bột hồng Tiêu hủy sắn nhiễm rệp sáp bột hồng

Ngày 26/5, tại xã An Hải (huyện Tuy An), Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy 5 sào sắn nhiễm rệp sáp bột hồng. Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 29/5, ngành chức năng tiếp tục tiêu hủy 10 sào sắn tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa), Krông Pa (huyện Sơn Hòa).

30/05/2015
Hai giống ngô chịu hạn Hai giống ngô chịu hạn

Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.

30/05/2015
Krông Pa (Gia Lai) trồng thử nghiệm thành công giống mì mới KM419 Krông Pa (Gia Lai) trồng thử nghiệm thành công giống mì mới KM419

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

30/05/2015
Tìm lối ra cho cánh đồng lớn Tìm lối ra cho cánh đồng lớn

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.

30/05/2015