Tình trạng tôm chết diễn ra ở nhiều nơi

Từ đầu vụ đến nay, toàn huyện Thới Bình có trên 5.600 ha tôm nuôi bị thiệt hại, chiếm khoảng 13% tổng diện tích, tập trung nhiều ở các xã: Trí Phải, Trí Lực, Tân Phú, Hồ Thị Kỷ và thị trấn Thới Bình. Tôm thả nuôi từ 1 tháng đến 1,5 tháng thì có biểu hiện bệnh và chết hàng loạt, nhiều người dân bị thiệt hại trắng. Theo bà con, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước.
Toàn huyện U Minh có khoảng 10 ha tôm nuôi bị chết rải rác. Theo ngành chuyên môn, độ mặn trong ao đầm tăng cao, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn là nguyên nhân làm tôm nuôi thiệt hại. Ngoài ra, việc một số hộ nuôi tôm bị chết tự ý xả nước thẳng ra sông làm ô nhiễm môi trường nước cũng khiến dịch bệnh lây lan.
Cơ quan huyên môn huyện U Minh khuyến cáo nông dân không nên thả tôm ngay thời điểm này, mà nên chờ thời tiết thuận lợi mới tiến hành thả tôm nối vụ.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, việc bùng phát nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, An Giang nói riêng đã khiến cho chính quyền và các nhà chuyên môn vô cùng lo lắng, bởi đi liền với hiệu quả kinh tế thì có không ít rủi ro với đối tượng nuôi mới này.

Một lần nữa ngành chăn nuôi rơi vào cảnh lao đao. Cách đây hai năm, ngành chăn nuôi cũng rơi vào khó khăn. Năm 2012, để cứu ngành này, nhiều ý kiến đề xuất gói cứu trợ 9.000 tỷ đồng. Giờ đây, một đề xuất tương tự đang lặp lại.

Nhiều người cho rằng để ao “trắng” như vậy khá là phí, khi mà ngay sau vụ tôm có thể nuôi kế vài loại cá khác. Thế nhưng theo ông Việt khẳng định, là người nuôi tôm có kinh nghiệm thì không nên tiếc rẻ như vậy, ngược lại nên chuẩn bị tốt các điều kiện để tập trung cho vụ nuôi mới.

Sau hơn mười năm phát triển ở vùng đất cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), nhãn Idor (còn gọi là nhãn Thái) từng bước khẳng định vị thế là cây trồng đầy tiềm năng ở xứ cồn. Nhờ trồng nhãn Idor mà nhiều gia đình thoát được cảnh nghèo túng, phất lên làm giàu.

Trong sản xuất nông nghiệp, giống luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng. Còn trong nuôi thuỷ sản, con giống lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, góp phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của vụ nuôi.