Tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng làm gì để phòng, chống có hiệu quả

Diễn biến phức tạp
Ông Nguyễn Thanh Hiếu, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) chống hàng giả (thuộc Chi cục QLTT tỉnh) cho biết ngày 6.11.2015 vừa qua vào lúc 1 giờ sáng, tại bãi đất trống thuộc đường Đống Đa, phường Thị Nại - TP Quy Nhơn, lực lượng của Đội đã phát hiện, bắt giữ vụ buôn bán lậu lô hàng phân bón 7.915 kg.
Khi lực lượng QLTT xuất hiện, các đối tượng mua bán trái phép đã “bỏ của chạy lấy người”. Ông Hiếu cho biết, đây chỉ là một trong số hàng chục vụ SXKD, mua bán phân bón giả, kém chất lượng xảy ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua.
Trước đó, năm 2014, lực lượng QLTT tỉnh đã kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính 19 vụ liên quan đến lĩnh vực SXKD phân bón giả, kém chất lượng, với trên 107 triệu đồng, tịch thu hàng hóa trị giá gần 104,4 triệu đồng.
Riêng gần 11 tháng của năm 2015, lực lượng QLTT tỉnh đã tiến hành kiểm tra 97 vụ, phát hiện và xử lý 4 vụ vi phạm, với tổng số tiền thu nộp ngân sách gần 11,4 triệu đồng.
Theo ông Trần Đức Tiến - Phó giám đốc Sở Công Thương, Chi cục trưởng Chi cục QLTT, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 218 tổ chức, cá nhân hoạt động SXKD phân bón.
Thời gian gần đây, tình hình thị trường phân bón có phần trầm lắng, giá cả một số mặt hàng phân bón có xu hướng giảm là có nhiều nguyên nhân, trong đó có tình trạng SXKD phân bón giả, phân bón kém chất lượng, gây tâm lý bất an cho bà con nông dân.
Cần giải pháp phòng chống có hiệu quả
Theo ông Nguyễn Thanh Hiếu, gần đây, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng SXKD, buôn lậu phân bón giả, phân bón nhập lậu, phân bón kém chất lượng ngày càng tinh vi, khó phát hiện.
Trong khi đó, lực lượng QLTT tỉnh lại khá mỏng, thiếu cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm tra SXKD phân bón; số cán bộ được bồi dưỡng có chứng chỉ lấy mẫu phân bón so với yêu cầu còn hạn chế.
Đồng thời, phương tiện, máy móc, thiết bị chuyên dùng để kiểm ra phân bón còn thiếu thốn…
để công tác phòng, chống phân bón giả, kém chất lượng có hiệu quả, ông Trần Đức Tiến đã đề xuất một số giải pháp cơ bản.
Cụ thể là có cơ chế khuyến khích người dân tham gia tố giác những hành vi SXKD, buôn lậu phân bón, phân bón giả, kém chất lượng.
Quan tâm hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật.
Kịp thời giải quyết khó khăn về kinh phí, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống sản xuất, mua bán phân bón giả, kém chất lượng, đồng thời quan tâm giải quyết chế độ, chính sách thỏa đáng đối với cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền về các quy định của pháp luật; thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm hàng thật - hàng giả giúp người tiêu dùng nhận biết, nhằm tạo sự bình đẳng trong kinh doanh phân bón, đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 1-5 âm lịch hàng năm là mùa cá “đoàn” - cách mà ngư dân đặt cho những loại cá nhỏ đi theo bầy và thường hay vướng vào lưới. Để rồi sau mỗi phiên biển, khi cập về bờ, chủ tàu phải huy động tất cả thuyền viên, thậm chí thuê thêm người mới giũ sạch được lưới...

Kể từ khi bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện đến nay, những vườn cam sành bạt ngàn nằm ven các con lộ nông thôn chạy qua địa bàn các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy ngày nào đã nhanh chóng thay màu lá mới, khi màu xanh tươi tốt dần biến mất và để lại một màu vàng nhạt nhẽo ngoài mong đợi.

Ban đầu do chưa biết kỹ thuật nuôi nên ông đã mày mò tìm hiểu từ sách báo, và dần dà ông cũng biết cách chăn nuôi. Vì vậy, chỉ 6 tháng sau, gà đã cho lợi nhuận từ trứng hàng ngày. Thấy có thể thoát nghèo từ nuôi gà, ông mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng vay 100 triệu đồng về xây chuồng trại và nhân đàn gà lên 2000 con.

Khi đánh giá về tác động sản xuất vụ đông, đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê thẳng thắn trao đổi: Quá trình sản xuất nhiều năm cho thấy, diễn biến thời tiết sản xuất vụ đông thường phức tạp.

Được biết, mô hình nuôi bò vỗ béo của dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam thông qua Hội Nông dân huyện Tam Nông hoạt động có hiệu quả. Hội Nông dân huyện đang phát huy và nhân rộng, với mức hỗ trợ sẽ được nâng lên nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.