Tín hiệu vui từ vụ Xuân

Dù vậy, năm nay người dân phải đối mặt với một số khó khăn như biến động về giá giống và phân bón tăng cao, làm ảnh hưởng đến chương trình thâm canh. Tình hình sâu bệnh trên cây trồng diễn biến phức tạp, đã xuất hiện bệnh đạo ôn, đốm sọc vi khuẩn, rầy nâu gây hại trên lúa...
Tính đến nay, tổng diện tích cây hàng năm trong vụ ước đạt 99.502 ha.Trong đó, diện tích lúa gieo cấy là 9.565 ha, gồm: 8.992 ha lúa thâm canh; 1.606 ha lúa gieo cấy bằng các giống chất lượng cao tập trung chủ yếu ở các huyện vùng thấp như Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Về cơ cấu trà lúa, sử dụng các giống lúa: Nhị ưu 838, Nhị ưu 725, Nhị ưu 986, Kim ưu 725, Việt lai 20, Đắc ưu 11, HKT 99, GS9, TH 3-3, TH 3-5... Cho năng suất ước đạt 56,58 tạ/ha, sản lượng là 54.121 tấn, tăng 1.172 tấn so với cùng kỳ năm trước. Về cây ngô gieo trồng được 42.909 ha, trong đó có 37.758 ha ngô thâm canh; 26.270 ha trồng ngô lai. Cho năng suất là 33,82 tạ/ha, sản lượng thu hoạch khoảng 74.224 tấn. Cây đậu tương gieo trồng được 7.500 ha, sản lượng khoảng 9.599 tấn. Cây lạc gieo trồng đạt 5.667 ha, sản lượng ước đạt 12.409 tấn. Cây rau, đậu các loại gieo trồng được 4.910 ha, sản lượng ước đạt 30.252 tấn...
Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Xuân, đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Ngay từ đầu năm, ngành đã tham mưu cho tỉnh thành lập các phương án rất quyết liệt. Ví dụ như: Chọn đối tác đầu tư tập trung; nguồn lực được cung ứng kịp thời; phối hợp chặt chẽ với các huyện giải quyết các vấn đề về công trình thủy lợi, chuyển khung thời vụ... Tuy nhiên, năm nay điều kiện thời tiết bất thuận cho sản xuất nông nghiệp, đầu vụ có hiện tượng xuân ấm ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Cụ thể làm ảnh hưởng đến diện tích lúa, dễ trỗ bông. Về cuối vụ trên một số diện tích lại xuất hiện rầy nâu, bệnh đạo ôn ảnh hưởng đến năng suất lúa. Thời tiết nắng nóng cũng ảnh hưởng đến diện tích ngô ở các huyện phía tây, tạo hiện tượng trỗ cờ, gây giảm năng suất. Ngành đã nắm bắt được các hiện tượng trên và có chỉ đạo ngay từ ban đầu. Song còn hạn chế là một số huyện chưa có sự chỉ đạo kịp thời cho người dân khi xuất hiện các điều kiện thời tiết bất lợi kể trên. Việc liên kết với các doanh nghiệp còn yếu, các ngành, huyện chưa chủ động. Người dân vẫn trồng chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, không tự đầu tư vào sản xuất. Ngoài ra, thị trường cho sản xuất hàng hóa vẫn nhỏ hẹp”.
Dù vậy, Chương trình Cánh đồng mẫu tiếp tục được triển khai theo phương pháp 5 cùng trên cây trồng chính là lúa, ngô tại 6 huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh, Bắc Mê có hiệu quả. Với tổng diện tích 2.253 ha/183 cánh đồng. Năng suất lúa trên những cánh đồng này trung bình đạt trên 60 tạ/ha, mang lại hiệu quả kinh tế từ 35 – 40 triệu đồng/ha. Đã khẳng định ưu thế về mọi mặt của cánh đồng mẫu so với cách sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trước đây. Để tránh lãng phí nguồn đất, một số huyện, thành phố còn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn với tổng diện tích khoảng 372 ha. Cụ thể, các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê đã chuyển đổi 163 ha đất lúa sang trồng ngô; Bắc Quang, Quang Bình chuyển 189 ha diện tích sang trồng lạc; các xã phụ cận thuộc thành phố Hà Giang chuyển 19,2 ha sang trồng rau...
Để triển khai sản xuất tốt vụ Mùa năm nay, tỉnh định hướng cần tập trung triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và xây dựng cơ chế, chính sách khuyến kích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2015 – 2020. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; tiếp tục thực hiện tổ chức lại sản xuất; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 03/4/2013, tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương-Vũ Huy Hoàng đề nghị lãnh đạo tỉnh Long An tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn cho người trồng thanh long sử dụng bóng đèn Compact chống ẩm trên cây thanh long nhằm ứng phó với tình hình thiếu điện trầm trọng hiện nay.

Chỉ chọn nuôi ong ta, lấy chất lượng mật ong làm trọng và chủ động trong việc xây dựng và hình thành thương hiệu của riêng hội mình, “Hiệp hội nuôi ong ta” của các CCB xã Thái Hòa (Hàm Yên) khiến cho nhiều người trẻ giật mình trong cách làm ăn..

Trong khi các trang trại nuôi lợn nhà xuất hiện như "nấm mọc sau mưa" ở cả miền ngược lẫn miền xuôi thì tại thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một số hộ dân lại đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi lợn rừng. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Đến xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị), hỏi anh Nguyễn Thọ Biền thì ai cũng biết, vậy nhưng gặp được anh lại không dễ, bởi anh luôn bận rộn với trang trại nuôi hơn 1.400 con vịt của mình. Đứng trước khu chuồng trại với hàng nghìn con vịt đẻ và 2 lò ấp trứng quy mô, anh Biền cho chúng tôi biết, cách đây gần chục năm, khi chưa có điều kiện chăn nuôi rộng rãi như hiện nay, gia đình anh đã tận dụng vườn ao của nhà để nuôi vịt đẻ. Nhận thấy việc chăn nuôi thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên gia đình anh đã mạnh dạn đề xuất với địa phương cho chuyển đổi đất trồng lúa kém năng suất sang mô hình trang trại để đầu tư nuôi vịt đẻ với số lượng lớn.

“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.